Xe Air Blade bị rung khi tăng ga thì khắc phục thế nào?

Xe máy sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu lạ báo hiệu những trục trặc đang xảy ra với xe. Kể cả xe mới thì cũng có thể xảy ra một số lỗi vận hành.

Đối với người sử dụng Honda Air Blade thì chắc hẳn đã nhiều người gặp tình trạng khi tăng ga thì lại thấy xe bị rung đầu rất khó chịu. Hãy cùng nhau đi trả lời câu hỏi “Xe Air Blade bị rung khi tăng ga thì khắc phục như thế nào?”

1. Hiện tượng xe rung đầu khi tăng ga

Người rơi vào tình trạng xe Air Blade bị rung khi tăng ga sẽ thấy từ khi bắt đầu khởi động xe đến lúc tăng ga lên 20km/h sẽ thấy đầu xe rung lên. Đầu xe rung làm cho mặt nạ xe và thậm chí cả yên xe phát ra âm thanh cộc cộc rất khó chịu. 

 Hiện tượng xe rung đầu khi tăng ga
Hiện tượng xe rung đầu khi tăng ga

Điều này vừa khiến người lái xe khó chịu, lại vừa làm chủ xe lo lắng về tình trạng “bệnh” của xe. Nếu cứ kéo tài tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chi tiết xe. 

2. Nguyên nhân

Khó có thể chắc chắn luôn nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe Air Blade bị rung khi tăng ga vì có thể do khá nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể, một số lý do có thể xảy ra như sau:

  •  Ổ bi cổ phuộc bánh trước bị rơ lỏng
  •  Thắng trước bị kẹt nhẹ 
  •  Thắng trước bị kẹt do ổ bi bị bó chặt
  •  Búa côn văng ra không đều khiến trục quay mất cân bằng làm rung xe, thường là do thường xuyên vận hành xe ở tốc độ quá chậm
  •  Nồi đã lâu chưa được vệ sinh tạo cảm giác ì ạch, không được bốc và bị rung đầu khi lên ga
  •  Bi nồi bị mòn hoặc móp
  •  Xe thiếu nhớt
  •  Bố và chuông bắt không đều
  •  Hệ thống phun xăng điện tử có vấn đề
  • Dây curoa bị giãn

3. Cách khắc phục 

Mỗi nguyên nhân đều có cách khắc phục riêng phù hợp nhất. Tất nhiên một cách đơn giản nhất chính là mang ra cửa hàng sửa chữa hoặc trung tâm bảo hành để yêu cầu kiểm tra và sửa chữa.

Tuy nhiên, với tình trạng này thì bạn cũng hoàn toàn có thể tự kiểm tra và xử lý một cách nhanh chóng. Cùng thử các cách sau để xem có xử lý được tình trạng xe Air Blade bị rung khi tăng ga không nhé! Các cách xử lý sau sẽ tương ứng với các nguyên nhân kể trên.

  •  Ổ bi cổ phuộc khá khó để tự kiểm tra nếu bạn không phải là người có chuyên môn về xe và sửa chữa xe. Vậy nên tốt nhất hãy đem đến trung tâm bảo hành nhé bởi vì đây rất có thể đây là do lỗi trong quá trình lắp ráp xe tại xưởng.
  •  Thắng trước bị kẹt có thể là do bị bám dính bụi bẩn hoặc bùn nên đơn giản chỉ cần vệ sinh sạch là được. Sau đó rà phanh để hệ thống trơn dần là xe có thể chạy bình thường. 
Thắng trước bị kẹt
Thắng trước bị kẹt
  •  Thắng trước bị kẹt thì cần tháo ra và kiểm tra luôn có vật lạ gì đang kẹt vào trong và làm cản trở quá trình hoạt động hay không. 
  •  Nhiều người có thói quen đi xe “ẩu”, không kiểm soát được tốc độ khi di chuyển, thường xuyên tăng tốc đột ngột làm động cơ hoạt động quá tải và nhanh nóng. Duy trì tốc độ ổn định và an toàn cho xe ở 30 – 60km/h thường xuyên để động cơ hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên cách này rất khó để thấy hiệu quả luôn nên hãy thử các cách khác trước xem nguyên nhân nằm ở đâu trước.
Nhiều người có thói quen đi xe “ẩu”,
Nhiều người có thói quen đi xe “ẩu”
  •  Vệ sinh nồi cần được thực hiện bởi kỹ thuật viên của trung tâm bảo hành. Bên cạnh đó hãy yêu cầu kiểm tra và vệ sinh thêm bi nồi, bộ phận dây curoa, phần chuông nồi, bố ba càng, hay là bộ phận lò xo ba càng để đảm bảo hệ thống nồi hoạt động trơn tru nhất.
  •  Bi nồi cần được kiểm tra vệ sinh cả 6 viên và thay mới nếu bị mòn hoặc móp.
Bi nồi cần được kiểm tra vệ sinh cả 6 viên và thay mới nếu bị mòn hoặc móp
  •  Việc xe hết nhớt là cực kỳ nguy hiểm cho xe. Không những gây ra tình trạng rung máy mà còn khiến động cơ nóng và thậm chí là chết máy. Nếu bạn vẫn cố tình chạy xe thì bạn có thể sẽ phải thay toàn bộ động cơ xe mới. Chú ý theo dõi quãng đường đã đi được để thực hiện thay nhớt định kỳ. Ngoài ra, việc lựa chọn thương hiệu nhớt chất lượng cao và phù hợp với xe là điều mà bạn nhất định phải ghi nhớ. Thay nhầm nhớt sẽ càng khiến tình trạng xe nặng hơn. 
Thay nhớt xe thường xuyên
Thay nhớt xe thường xuyên
  •  Bố và chuông bắt không đều có thể dễ nhận ra hơn do xe sẽ rung ở mọi vận tốc. Khi đó hãy dùng giấy nhám bo vòng chuông 2-3 lần, bố 3 càng rửa bằng nước ấm. 
  •  Phun xăng điện tử trục trặc làm xe bị rung ở vận tốc 40 – 50km/h. Đi kiểm tra và vệ sinh kim phun xăng luôn nhé. 
Bố và chuông bắt không đều có thể dễ nhận ra hơn do xe sẽ rung ở mọi vận tốc
Bố và chuông bắt không đều có thể dễ nhận ra hơn do xe sẽ rung ở mọi vận tốc
  • Dây curoa khi bị giãn hoặc tưa đánh vào thành máy còn tạo ra cả âm thanh phạch phạch nữa. Hãy ra cửa hàng sửa chữa và thay dây curoa mới luôn. 
Dây curoa khi bị giãn
Dây curoa khi bị giãn

Có thể thấy có khá là nguyên nhân khiến xe Air Blade bị rung khi tăng ga. Do đó nhìn chung chủ xe cần sử dụng xe đúng cách, bảo quản xe cẩn thận và đặc biệt là kiểm tra bảo dưỡng xe định kỳ để nắm rõ tình trạng của xe. 

Một số mẹo giúp chiếc xe của bạn luôn đảm bảo có một “sức khỏe tốt” mà bạn cần phải chú ý:

  • Vận hành đúng cách: khởi động xe 10-30 giây trước khi tiến hành di chuyển giúp động cơ vận hành êm ái, bền bỉ. Duy trì vận tốc ổn định trong quá trình di chuyển.
  • Thường xuyên mang xe đi kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ tại trung tâm bảo hành uy tín: hãy nhắc nhở nhân viên kiểm tra kỹ nhông xích, ắc quy, bugi, dây điện, bộ lọc gió…
  • Luôn chú ý bảo quản xe máy: một số hành động tuy đơn giản nhưng lại giúp kéo dài tuổi thọ của xe cực tốt như rửa xe thật sạch, không để bình cạn xăng, thay nhớt định kỳ cho xe, bơm căng lốp xe, dùng bạt che xe chắn nắng và mưa hoặc dán xe Air Blade bằng các loại decal để hạn chế tác động xấu của môi trường, bơi trơn dây cáp và chân chống.

Như vậy, tình trạng xe Air Blade bị rung khi tăng ga rất dễ xảy ra do có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến. Việc nắm bắt được nguyên do và cách xử lý kịp thời sẽ giúp bạn bảo vệ xe khỏi những nguy hại xấu nhất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xe. Hãy luôn chăm sóc thật tốt cho người bạn đồng hành trên mọi nẻo đường cùng chúng ta nhé!

Gợi ý cho bạn

Bình luận

Bình luận