Với rất nhiều thương hiệu máy bộ đàm đang có mặt trên thị trường hiện nay. Thì việc lựa chọn một sản phẩm phục vụ tốt nhất nhu cầu sử dụng là điều không dễ dàng.
Làm thế nào để mua máy bộ đàm có giá thành phù hợp mà vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu? Sau đây là các bước mà người dùng nên tham khảo trước khi đưa ra quyết định.
Nội dung chính
Tại sao bộ đàm dần phổ biến?
Máy bộ đàm là thiết bị thu phát vô tuyến sử dụng trong quá trình liên lạc, thông tin. Bộ đàm được sử dụng để đàm thoại giữa 1 máy với nhiều máy cùng một lúc. Điều này mang đến sự nhanh chóng, tiện lợi mà không cần phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.
Bộ đàm là một trong những dòng sản phẩm kết hợp công nghệ vô cùng hiện đại được ứng dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: tổ chức sự kiện, sử dụng tại các doanh nghiệp, tập đoàn, công tác an ninh bảo vệ, nhà hàng, khách sạn, hàng hải, hàng không, du lịch, …
Thiết bị hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc trao đổi thông tin giữa nhiều người một cách nhanh chóng, thuận tiện và không gây gián đoạn.
Các bước lưu ý khi lựa chọn máy bộ đàm
Bước 1: Lựa chọn băng tần sử dụng
Máy bộ đàm cầm tay và máy bộ đàm cố định có 2 loại băng tần đó là: VHF (136 – 174MHz) và UHF (400 – 527MHz).
Nếu bạn mua thêm để sử dụng chung với máy có sẵn, phải xác định máy bộ đàm đang dùng là loại băng tần nào (loại VHF hay loại UHF), model gì. Từ đó chọn mua máy mới sao cho phù hợp để dùng được với hệ thống cũ.
Trong trường hợp đây là lần đầu tiên mua bộ đàm và chỉ có nhu cầu sử dụng chúng với nhau. Thì người dùng có thể lựa chọn loại băng tần nào cũng được. Tùy thuộc vào khu vực sử dụng, địa hình, đảm bảo liên lạc xa nhất, tốt nhất. Những tiêu chí mà các bạn nên chú ý là:
- Ở vị trí khu vực trống trải, ít các vật cản nên lựa chọn băng tần VHF.
- Tại khu vực tòa nhà cao tầng, nhiều công trình dân dụng, trong thành phố thì nên lựa chọn tần số UHF.
- Cũng cần phải lưu ý đến khả năng được cấp phép sử dụng tần số tại vùng dùng bộ đàm.
Lưu ý:
- Khoảng cách liên lạc tối đa giữa 2 máy cầm tay tại khu vực trống trải sẽ là 3km, trong thành phố < 2km. Những vị trí đông dân cư, nhiều công trình kiến trúc và mật độ dân cư đông đúc thì cự ly sẽ rút ngắn lại.
- Bộ đàm cầm tay có thể liên lạc với trung tâm của mình với cự ly xa hơn so với cự ly giữa 2 máy đàm cầm tay. Điều kiện là máy tại trung tâm đó phải có công suất lớn. Và anten đặt tại vị trí trên cao (càng cao thì liên lạc càng xa).
- Nếu muốn tăng cự ly liên lạc giữa các máy với nhau thì bạn có thể chọn lựa chọn Repeater (Bộ lặp) với anten lắp trên cao.
Bước 2: Cách lựa chọn máy bộ đàm với dòng máy phù hợp
Tùy thuộc vào khả năng tài chính cũng như nhu cầu mà các bạn có thể lựa chọn dòng máy phù hợp. Trên thị trường hiện nay có khá rất nhiều thương hiệu máy bộ đàm. Nổi bật hơn cả là máy bộ đàm Motorola, Icom và Kenwood. Các dòng sản phẩm khác đều được đánh giá là có độ bền kém hơn. Chất lượng thu phát cũng không tốt bằng.
Bộ đàm cho công trình hay dịch vụ bảo vệ
Nếu sử dụng cho công trường xây dựng hay dịch vụ bảo vệ thì các bạn nên lựa chọn loại có cấu hình trung bình. Chẳng hạn: Motorola CP1100, CP1300, GP3188 loại không bàn phím. Có thể kháng nước, chống bụi và chống va đập tốt.
Bộ đàm cho các công ty vận tải
Các công ty vận tải, vận chuyển hàng hóa/hành khách … thì có thể lựa chọn máy bộ đàm gắn xe cố định như: Motorola GM3188, GM338. Nếu công ty yêu cầu đảm bảo quản lý liên lạc tại nhiều khu vực có khoảng cách xa. Thì cần phải lựa chọn dòng máy kỹ thuật số.
Bộ đàm cho nhà hàng, khách sạn, KCN
Với bộ đàm sử dụng cho nhà hàng, khách sạn, KCN thì nên lựa chọn dòng máy bộ đàm cầm tay rẻ tiền hơn như: Motorola MagOne A8, GP2000s, Kenwood TK-2107 hoặc Icom IC-F3003 đều được.
Bộ đàm cho các đơn vị chuyên nghiệp
Trong trường hợp sử dụng tại các đơn vị chuyên nghiệp, sản phẩm cần phải đảm bảo liên lạc thông suốt. Kể cả khi điều kiện thời tiết không ổn định, môi trường phức tạp như: Công an, Bộ đội, phục vụ công tác Phòng chống bão lũ, thiên tai, … Nên lựa chọn bộ đàm cần thuộc dòng chuyên nghiệp, chuyên dụng và hiệu suất cao.
Bước 3: Cách chọn máy bộ đàm với những tính năng phù hợp
Hãy lưu ý đến các tính năng sau đây:
- Công suất máy phát RF: Máy cầm tay thường có công suất tối đa khoảng 5W. Con số này càng cao thì cự ly liên lạc sẽ càng lớn.
- Công suất âm thanh: Nếu bạn sử dụng trong môi trường ồn ào, nhiều tiếng động. Thì nên lựa chọn máy công suất lớn để có bộ lọc âm thanh tốt.
- Các tính năng bảo vệ: Máy được thiết kế với kết cấu vững chắc, theo tiêu chuẩn của quân đội Mỹ (MIL – STD810), chống nước, chống cháy nổ, …
- Mạch mã hóa và giải mã PL/DPL, CTCSS/DTCS: Tránh được những cuộc liên lạc không cần thiết khi nhiều người dùng chung 1 kênh cùng tần số.
- Chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX) để hoạt động khi rảnh tay
- Khả năng nhập tần số từ bàn phím của máy bộ đàm: Thường được trang bị ở những dòng máy phổ thông.
- Khả năng bảo mật thông tin: Nhiều cấp bảo mật khác nhau như: Bảo vệ Voice Scramler, AES/DES…
Bước 4: Chọn phụ kiện bộ đàm
- Pin bộ đàm
Nên bạn lựa chọn pin dung lượng lớn, thời gian sử dụng lâu dài mỗi lần sạc. Pin cho máy bộ đàm nên từ khoảng 1000mAh – 2200mAh với thời gian hoạt động tối đa là 19 giờ.
Pin Li-Ion sở hữu dung lượng lớn và tuổi thọ pin cao. Có thể sạc bất cứ lúc nào mà không phải nào mà không cần phải hết trước khi sạc như các loại pin khác. Pin Ni-MH có dung lượng và tuổi thọ pin thấp hơn so với pin Li-Ion. Muốn pin sử dụng bền lâu thì bạn không thể sạc nhồi mà cần phải sử dụng hết trước khi sạc lại.
Trong trường hợp sử dụng lâu, để tránh bị hết pin bất ngờ, bạn hãy mua thêm pin dự phòng nhằm đảm bảo liên lạc được thông suốt.
- Bộ sạc
Nếu không có thời gian sạc pin lâu, các bạn hãy sử dụng bộ sạc nhanh, nhanh hơn bộ sạc chuẩn từ 3 – 5 giờ.
- Loa – Micro và các loại tai nghe choàng đầu, áp cổ
Đảm bảo liên lạc kể cả khi bạn đeo máy thường xuyên ở thắt lưng, trên cầu vai/ gắn trên cổ áo. Phù hợp với những bạn thường xuyên sử dụng tay cho những công việc khác như: bảo an, nhân viên phục vụ, …
Tai nghe choàng đầu và bộ áp cổ khi sử dụng với máy có chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX). Sẽ giúp rảnh tay hoàn toàn khi bạn liên lạc bằng bộ đàm. Bộ áp cổ sẽ giúp âm thanh gửi đi được trong hơn, không còn có tiếng ồn. Kể cả khi bạn nói trong khu vực nhiều tiếng ồn.
- Anten
Máy bộ đàm của mỗi hãng khác nhau sẽ đi kèm theo anten tiêu chuẩn, cho cự ly liên lạc tốt nhất. Loại cải tiến kích với thước ngắn hơn giúp máy gọn và đỡ vướng víu. Anten không phù hợp dễ gây hư hỏng máy. Do vậy, nếu cần một anten mới, bạn hãy lựa chọn đúng mã số của loại kèm theo máy.
Kinh nghiệm chọn mua máy bộ đàm
Chọn máy có kiểu dáng thiết kế cầm tay nhỏ gọn
Trước hết bạn cần phải hiểu mục đích sử dụng của bản thân là gì. Làm như vậy mới có thêm căn cứ để có thể lựa chọn sao cho hợp lý nhất. Sau khi đã nắm rõ nhu cầu thì bước tiếp theo sẽ đi đến tiêu chí về kiểu dáng của máy.
Với một thiết bị đòi hỏi tính linh động cao thì chúng ta cần phải loại máy có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ để dễ dàng thao tác cũng như bỏ túi. Nếu công việc phải di chuyển, đi lại nhiều thì nên chọn bộ đầm nhẹ, thao tác dùng đơn giản, âm thanh luôn được đảm bảo rõ ràng.
Chọn chất liệu an toàn, độ bền bỉ cao
Trong quá trình chọn mua bộ đàm cho bản thân, các bạn nên lưu ý quan tâm đến chất liệu của bộ đàm. Chọn mua chất liệu thật an toàn, đảm bảo khả năng chịu lực và chống chịu được va đập mạnh trong khi dùng hoặc ở trong những môi trường khắc nghiệt, điều kiện ngoài trời, …
Thông thường những dòng máy bộ đàm sẽ có phần khung được tạo nên từ kim loại như nhôm và bên ngoài được bảo vệ bằng lớp vỏ nhựa cứng.
Chọn bộ đàm có dung lượng pin cao
Để có thể dùng bộ đàm trong thời gian dài thì nên lựa chọn loại có dung lượng pin cao mới có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng. Vì vậy, các bạn cứ chọn máy đàm có dung lượng pin càng cao càng tốt. Riêng máy bộ đàm chúng ta nên chọn mua viên pin Li-ion với dung lượng từ 1500mAh trở lên.
Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn cách chọn máy bộ đàm tốt nhất. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều hơn thông tin nhé!
Bình luận