Vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu bao gồm

Vốn của mỗi một đơn vị, doanh nghiệp được chia thành vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Vậy bạn có biết vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Vietgle.vn để có được những thông tin hữu ích nhất.

Khái niệm về vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và những thành viên trong công ty, doanh nghiệp liên doanh. Hoặc đó có thể là của các cổ đông trong những công ty cổ phần.

Những chủ sở hữu góp vốn với mục đích là cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời cùng nhau chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ những hoạt động này của doanh nghiệp và cùng nhau chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lời. 

Trên thực tế thì vốn chủ sở hữu là một trong các nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp, công ty. Chỉ khi nào doanh nghiệp ngừng hoạt động hay phá sản thì lúc này doanh nghiệp mới phải dùng tài sản của mình để thanh toán cho chủ nợ số còn lại mới chia cho những chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.

Hiểu một cách đơn giản thì vốn chủ sở hữu sẽ bằng tổng tài sản của đơn vị trừ đi nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu sẽ được thể hiện một cách chi tiết và cụ thể trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. 

Vốn chủ sở hữu là một trong các nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp, công ty
Vốn chủ sở hữu là một trong các nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp, công ty

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có những điểm khác nhau như thế nào?

Vốn điều lệ được hiểu một cách là số vốn do các thành viên, cổ đông góp đồng thời cam kết đóng góp trong một thời hạn nhất định và được ghi cụ thể và chi tiết trong Điều lệ công ty. Vốn đóng góp ở đây có thể là tiền, ngoại tệ hay giá trị quyền sử dụng đất…. 

Vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp, công ty có thể phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro đối với những thành viên góp vốn trong công ty. Sự khác nhau của vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ được thể hiện qua một số điểm dưới đây:

Về bản chất

  • Vốn điều lệ là tài sản mà những thành viên đưa vào công ty, doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu của đơn vị đó
  • Vốn chủ sở hữu được hiểu là tài sản mà các thành viên sau khi đã trở thành chủ sở hữu của công ty sẽ được thu lại được trong quá trình đơn vị đó vận hành, hoạt động. 

Chủ sở hữu

  • Vốn điều lệ là do những cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp để thành lập công ty, doanh nghiệp.
  • Vốn chủ sở hữu cũng có thể thuộc về Nhà nước, cá nhân hay những cá nhân, tổ chức đang nắm giữ cổ phiếu của đơn vị đó.

Cơ chế hình thành

  • Vốn điều lệ được hình thành dựa vào nguồn chính do cá nhân, tổ chức góp hay cam kết góp vốn trong một thời gian nhất định.
  • Vốn chủ sở hữu được hình thành là do nguồn vốn do Nhà Nước, doanh nghiệp hay cá nhân bỏ ra góp cổ phần đồng thời bổ sung tăng giảm hàng năm từ lợi nhuận của doanh nghiệp, công ty.

Nơi thể hiện

  • Vốn điều lệ là do điều lệ công ty thể hiện
  • Vốn chủ sở hữu: Báo cáo kết quả kinh doanh qua từng thời kỳ
Vốn điều lệ được hình thành dựa vào nguồn chính do cá nhân, tổ chức góp hay cam kết góp vốn trong một thời gian nhất định
Vốn điều lệ được hình thành dựa vào nguồn chính do cá nhân, tổ chức góp hay cam kết góp vốn trong một thời gian nhất định

Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Có thể nói rằng , ai trong chúng ta vẫn thường thấy sự có mặt của vốn chủ sở hữu trong các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông  qua những dạng dưới đây:

  • Vốn cổ đông
  • Thặng dư vốn cổ phần 
  • Cổ phiếu quỹ
  • Lãi chưa phân phối
  • Quỹ dự phòng tài chính
  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi
  • Quỹ đầu tư phát triển
  • Quỹ dự phòng tài chính 

Trong những dạng được liệt kê phía trên thì “Thặng dư vốn cổ phần” và “cổ phiếu quỹ” chỉ áp dụng cho những công ty cổ phần mà thôi. 

Vốn chủ sở hữu bao gồm nhiều thể loại khác nhau
Vốn chủ sở hữu bao gồm nhiều thể loại khác nhau

Khi nào thì vốn chủ sở hữu tăng – giảm?

Theo quy định thông tư 133 của Bộ Tài chính thì công ty, doanh nghiệp được hạch toán vốn chủ sở hữu tăng hoặc giảm trong những trường hợp dưới đây:

Vốn chủ sở hữu giảm

Vốn chủ sở hữu sẽ giảm khi gặp phải những trường hợp sau:

  • Đơn vị đó phải hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu vốn
  • Cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá
  • Doanh nghiệp giải thể và tuyên bố chấm dứt hoạt động
  • Phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh theo quy định của những cấp có thẩm quyền
  • Hủy bỏ cổ phiếu quỹ đối với những công ty cổ phần

Vốn chủ sở hữu tăng

  • Khi chủ sở hữu góp thêm vốn
  • Bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận kinh doanh của công ty hay từ những quỹ thuộc vốn của chủ sở hữu
  • Cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá

Nguồn vốn chủ sở hữu

Với các loại hình doanh nghiệp, công ty không giống nhau thì nguồn vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ những nguồn khác nhau. Tại Việt Nam hiện nay có một số loại hình vốn chủ sở hữu sau:

Đối với những doanh nghiệp nhà nước thì vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp hay đầu tư. Chính vì vậy mà chủ sở hữu vốn là của nhà nước.

Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thì nguồn vốn được hình thành do những thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp vào. Vì vậy những thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.

Đối với công ty cổ phần thì vốn chủ sở hữu là vốn được hình thành từ các cổ đông. 

Đối với công ty hợp danh: Nguồn vốn được đóng góp từ các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này sẽ là những chủ sở hữu vốn. Loại hình công ty này là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể là thành viên góp vốn.

Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn là do chủ của doanh nghiệp đóng góp. Chính vì vậy mà chủ sở hữu nguồn vốn này đương nhiên là người đứng đầu doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm thông qua toàn bộ tài sản của mình.

Đối với những doanh nghiệp liên doanh: Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa những doanh nghiệp trong nước với nhau hay doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Vậy vốn chủ sở hữu là ai?

Đối với những trường hợp này, vốn chủ sở hữu được đóng góp bởi những thành viên góp vốn là các tổ chức, cá nhân… Chính vì vậy, chủ sở hữu là những thành viên tham gia góp vốn liên doanh. 

Từng doanh nghiệp thường sẽ huy động vốn từ những nguồn khác nhau nên cũng có thể có một hay nhiều chủ sở hữu vốn. Đặc biệt, số vốn này được sử dụng trong suốt thời gian tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, doanh nghiệp có thể được bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh thu được. Hay những khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản hoặc một số quỹ của doanh nghiệp…

Do vậy nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp được bổ sung thông qua sự đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc có nhu cầu mở rộng quy mô doanh nghiệp. Chủ sở hữu vốn có thể là nhà nước, cá nhân hay một tổ chức tham gia góp vốn. 

Từng doanh nghiệp thường sẽ huy động vốn từ những nguồn khác nhau
Từng doanh nghiệp thường sẽ huy động vốn từ những nguồn khác nhau

Hướng dẫn cách tính vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu trong kế toán là sự không giống nhau giữa giá trị của tài sản và giá trị của những khoản nợ của một doanh nghiệp hay một chủ thể cụ thể nào đó. Nó được điều chỉnh theo công thức: 

               Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Như vậy có thê rnois, vốn chủ sở hữu có thể bị âm nếu như số nợ phải trả vượt quá tài sản. Đối với một công ty đang trong quá trình thanh lý thì vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi tất cả những khoản nợ đã được thanh toán.

Kết luận

Bài viết trên, Vietgle.vn đã giúp các bạn hiểu rõ về vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu bao gồm những loại nào? Khi hiểu được những vấn đề tên sẽ giúp cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trên thật sự hữu ích đối với các bạn. 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Bạn chỉ mất 30 giây để gửi yêu cầu tư vấn. Vietgle.vn sẽ gọi lại để hỗ trợ ngay cho bạn !

1Bước 1: Chọn dịch vụ tư vấn

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

3Bước 3: Cung cấp thông tin liên hệ

Gợi ý cho bạn

Top 10 ngân hàng vay tín chấp theo lương tốt nhất 2024
Top 10 ngân hàng vay tín chấp theo lương tốt nhất 2024
Vay tín chấp theo lương có nhiều ưu điểm như: duyệt nhanh, lãi suất thấp, không cần tài sản thế chấp. Hình thức này là giải pháp cứu cánh cho nhiều nhân viên văn phòng có nhu cầu tiền mặt

Bình luận

Bình luận