Kháng thể là gì? Sự hình thành và vai trò của kháng thể

Ai cũng biết cơ thể của chúng ta có một cơ chế tự động chống lại các loại virus, vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài được gọi là kháng thể. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được thế nào là kháng thể cũng như là sự hình thành và vai trò của nó.

Nếu cơ thể con người mất đi kháng thể sẽ dễ dàng bị các vi khuẩn, virus có hại xâm nhập dẫn đến các bệnh lý nặng hoặc thậm chí là tử vong. Vì thế vai trò của kháng thể là vô cùng quan trọng. Cùng thông tin chi tiết sau đây tìm hiểu kỹ về kháng thể, sự hình và vai trò của nó nhé!

Kháng thể là gì?

Khi có sự xâm nhập hay tấn công của vi khuẩn hay virus từ bên ngoài vào, cơ thể sẽ dễ dàng nhận biết, sau đó phát ra một loại chất gọi là kháng thể để chống lại sự xâm nhập này và bảo vệ cơ thể. Chất mà cơ thể tiết ra lúc này gọi là kháng thể.

Cơ thể có khả năng tiết ra kháng thể càng mạnh thì hệ miễn dịch của cơ thể càng cao giúp cho cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn và khỏe mạnh hơn.

Các loại kháng thể tiết ra giúp cơ thể chống lại bệnh tật
Các loại kháng thể tiết ra giúp cơ thể chống lại bệnh tật

Kháng thể có bao nhiêu loại?

Theo như các nghiên cứu khoa học thì hiện nay có 5 loại kháng thể

IgG: là loại kháng thể phổ biến nhất có nhiều trong sữa non, máu và dịch mô. Kháng thể này sẽ xuyên qua nhau thai, giúp bảo vệ bé trong những tuần đầu đời khi mà hệ miễn dịch của bé chưa hoàn chỉnh.

IgA: là kháng thể có trong nước bọt, nước mắt, sữa non và chiếm 15 – 20% trong máu. Cơ thể tiết ra IgA ở đâu thì sẽ giúp chống lại tác nhân gây bệnh ở đó.

IgM: là lớp kháng nguyên đầu tiên mà cơ thể trẻ sơ sinh tổng hợp. Kháng nguyên này có khả năng kết hợp đa chiều với virus, hồng cầu để có thể chống lại và tiêu diệt kháng nguyên xấu, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

IgE: là kháng nguyên đóng vai trò quan trọng trong phản ứng quá mẫn cấp và cơ chế miễn dịch, chống lại ký sinh trùng.

IgD: là kháng thể chỉ chiếm 1% trên màng tế bào, rất nhanh dị hóa và dễ dàng phân hủy bởi enzyme plasmin khi đông máu vì vậy có thể cho rằng đây là kháng nguyên có ít chức năng nhất khi quá trình hoạt hóa kháng nguyên diễn ra.

Kháng thể hình thành như thế nào?

Để hình thành một kháng thể sẽ phải trải qua một số giai đoạn phức tạp sau đây

Giai đoạn cân bằng

Bằng cách khuếch tán, kháng nguyên cân bằng giữa mạch máu và ngoài mạch máu. Đó là quá trình nhanh chóng, đến khi nào kháng nguyên không khuếch tán nữa thì giai đoạn này sẽ dừng lại.

Giai đoạn chuyển hóa phân rã

Đây là giai đoạn chuyển hóa kháng nguyên của các tế bào và enzym, lúc này hầu như toàn bộ kháng nguyên bị bắt giữ bởi đại thực bào và tế bào thực bào khác.

Giai đoạn này ngắn hay dài sẽ tùy thuộc vào cơ thể chủ và chất sinh miễn dịch.

Giai đoạn loại bỏ miễn dịch

Kháng nguyên và kháng thể kết hợp với nhau để có thể tạo thành phức hợp kháng – nguyên thể, cuối cùng là bị thực bào và dần thoái hóa.

Cuối cùng khi kết thúc giai đoạn loại bỏ miễn dịch, kháng thể sẽ tồn tại trong huyết thanh.

Lợi ích hình thành kháng thể cho cơ thể
Lợi ích hình thành kháng thể cho cơ thể

Vai trò của kháng thể

Kháng thể có các vai trò chủ yếu sau đây

Liên kết với kháng nguyên

Các globulin miễn dịch nhận diện rồi gắn một cách đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng với vùng thay đổi.

Thông qua đó có thể trung hòa độc tố, ngăn chặn việc bám dính của độc tố này lên bề mặt tế bào vì thế tế bào sẽ không bị rối loạn do độc tố.

Hoạt hóa bổ thể

Tập hợp các protein huyết tương được gọi là bổ thể. Cơ chế hoạt hóa bổ thể sẽ giúp cơ thể tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập bằng cách

  • Đục lỗ thủng trên bề mặt của vi khuẩn
  • Tạo điều kiện diễn ra hiện tượng thực bào
  • Thanh thải hoàn toàn các phức hợp miễn dịch
  • Phóng thích toàn bộ các phân tử hóa hướng đông.

Huy động các thế bào miễn dịch

Kháng thể gắn với kháng nguyên ở đầu biến đổi còn ở đầu hằng định thì sẽ liên kết với các tế bào miễn dịch.

Bằng cơ chế trên, kháng thể sẽ gắn một vi khuẩn với một đại thực bào và kích hoạt nhanh chóng hiện tượng thực bào.

Cuối cùng, các tế bào lympho sẽ thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải tế bào ung thư hoặc vi khuẩn đã gắn với kháng thể.

Cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Ăn uống có thể bổ sung kháng thể

Ngoài việc ăn uống đủ chất như đạm, béo, vitamin, khoáng chất… cơ thể cũng nên được cung cấp một lượng kháng thể cần thiết để khỏe mạnh.

Một số thực phẩm chứa nhiều kháng thể mà bạn cần quan tâm chính là sữa non và mật ong. Trong sữa non có nhiều kháng thể IgA, IgG, IgE… còn mật ong thì có tính kháng viêm, chữa ho, tốt cho dạ dày…

Với các thông tin chi tiết về kháng thể cũng như cơ chế hình thành của nó, hy vọng giúp bạn hiểu được vai trò quan trọng của nó với cơ thể. Hãy ăn uống một cách khoa học để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và luôn khỏe mạnh.

Gợi ý cho bạn

2 cách pha nước ấm với mật ong tốt cho sức khỏe
2 cách pha nước ấm với mật ong tốt cho sức khỏe
Một thức uống dễ dàng trong cách làm cũng như việc tìm kiếm nguyên liệu, tuy nhiên lại có công dụng tuyệt vời với sức khỏe và sắc đẹp. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm về 2 công thức pha nước ấm với mật ong: công thức pha mật ong chanh và công thức pha mật ong chanh gừng nhé!
Bí quyết giữ sức khỏe mùa thi cho sĩ tử
Bí quyết giữ sức khỏe mùa thi cho sĩ tử
Lại một mùa thi nữa sắp đến, lúc này các sĩ tử đang miệt mài chuẩn bị cho những kỳ thi quan trọng. Để có được kết quả tốt nhất cho cuộc thi ngoài kiến thức ra những sĩ tử
Sữa Nan Nga số 3 có giúp bé tăng cân nặng không?
Sữa Nan Nga số 3 có giúp bé tăng cân nặng không?
Sữa Nan Nga số 3 có tăng cân không là câu hỏi nhiều bà mẹ quan tâm khi lựa chọn dòng sữa này đồng hành cùng sự phát triển của con yêu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho

Bình luận

Bình luận