15 loại rau củ quả bổ máu chứa nhiều chất sắt và hướng dẫn cách nấu các món ăn ngon

Rau củ quả là những loại trái cây chứa nhiều vitamin B12, axit folic, sắt hoặc kẽm giúp cơ thể tổng hợp các tế bào hồng cầu, từ đó giúp nuôi dưỡng và tăng cường chất lượng máu trong cơ thể. Dưới đây là top 15 loại rau có giá trị dinh dưỡng nhất được Blog V1000 tổng hợp bởi có vai trò lớn trong việc bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho máu.

1. Bí ngô

Sữa bí ngô rất tốt cho máu

Bí ngô được xem là loại thực phẩm thiên nhiên chứa nhiều sắt, coban, kẽm và carotene giúp hỗ trợ bổ máu hay tốt cho việc hồi sức sau khi ốm. Bên cạnh đó, bí ngô còn chứa hàm lượng đạm thực vật lớn, axit amin, canxi, photpho và vitamin giúp bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy các hoạt động vận chuyển máu hiệu quả. Bí ngô có thể dùng nấu canh, hầm với xương hoặc dùng làm sinh tố cùng với sữa thơm, béo, ngậy, là lựa chọn tốt cho người muốn tăng cân. 

2. Cải bó xôi/ rau chân vịt/ rau bina

Rau chân vịt

Cải bó xôi (một số nơi còn gọi là rau chân vịt, rau bina) được coi là “siêu thực phẩm” bởi nó chứa tới 35 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó hàm lượng sắt và carotene vô cùng dồi dào, là lựa chọn lý tưởng cho việc bổ máu. Với loại rau này, bạn có thể dùng xào nấu cùng với các loại thịt tươi ngon, sạch, giàu dinh dưỡng hoặc cũng có thể ép sinh tố uống mỗi ngày. 

3. Củ dền, rau dền

Cơ thể người dễ hấp thu sắt có trong rau dền

Rau dền là loại thực phẩm rất dễ tìm và dễ mua, chứa lượng sắt phong phú, giúp tăng cường hemoglobin và tạo hồng cầu hiệu quả, cải thiện các tình trạng thiếu máu. Đặc biệt, trong cả phần lá và củ dền đều không chứa axit oxalic nên cơ thể có thể hấp thụ sắt và canxi trong loại rau này một cách dễ dàng. Loại rau này thông thường được dùng nấu canh hoặc nấu hầm cùng với thịt, xương. 

4. Bông cải xanh

Bên cạnh rau dền dễ tìm thì còn có bông cải xanh. Có vẻ không nhiều người biết rằng đây là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao thường được dùng luộc, hấp hoặc xào nấu với các món thịt. Trung bình cứ 100g bông cải xanh sẽ cho 2.7mg sắt dạng dễ hấp thụ. Bên cạnh đó, bông cải xanh còn giúp cơ thể bổ sung các chất xơ, vitamin A, C, K và các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe. Đối với thai phụ, đây là một trong những loại thực phẩm tốt nhất trị chứng thiếu máu trong cuối thai kì hiệu quả. 

5. Đậu cô ve

Các món ngon với đậu cô ve

Trong đậu cô ve có chứa hàm lượng lớn muối nitrat, do đó nên đem đậu nấu chín để giảm lượng muối giúp cơ thể hấp thụ các thành phần dinh dưỡng một cách tối ưu, nhất là chất sắt. Dù luộc hay xào, bạn cũng nên nấu đậu chín trước, điều này tốt cho quá trình sản sinh máu và điều hòa đường huyết.

6. Củ su hào

Su hào được xem là loại rau củ bổ máu nhờ có hai tác dụng cơ bản: tăng cường hàm lượng axit folic cho quá trình hình thành hồng cầu và bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu (gồm vitamin B6, C, potassium) giúp thanh lọc máu một cách hiệu quả. Su hào có thể đem luộc, nấu canh với nước hầm xương, làm các món nộm hoặc xào cho vào nem.

7. Cà rốt

Sinh tố cà rốt rất tốt cho máu

Nói đến các loại thực phẩm bổ máu không thể không kể đến cà rốt. Ngoài tác dụng được nhiều người biết đến là bổ sung vitamin A, cà rốt còn chứa các thành phần carotene phong phú, các loại vitamin, chất chống oxy hóa,… bồi bổ cơ thể rất tốt. Trên hết, các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, photpho, magie và mangan có trong cà rốt tốt cho máu, dễ hấp thu hơn so với các loại thực phẩm khác. Cà rốt có thể được chế biến bằng các cách như luộc, hầm, nấu canh, làm nộm, xào thập cẩm, xay sinh tố.

8. Cải xoăn

Cải xoăn hay còn được gọi là cải kale là một trong những loại rau ăn lá được ưa chuộng. Cải xoăn đặc biệt tốt với trẻ em, thai phụ bởi tác dụng bổ máu thông qua việc bổ sung vitamin K, sắt và axit folic. Một số cách chế biến cải xoăn có thể áp dụng là luộc, hấp, xào tỏi, làm salad hoặc làm sinh tố.

9. Bắp cải

Bắp cải chứa nhiều sắt và vitamin C

Bên cạnh bổ sung nhiều chất sắt, bắp cải còn chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp tăng cường hấp thụ các dưỡng chất, là thực phẩm dễ tìm cũng như thuận lợi cho việc bổ sung dưỡng chất bởi không phải rau gì nhiều sắt cũng giúp bổ máu hiệu quả. Để quá trình hấp thụ diễn ra tốt nhất, bạn nên dùng các loại trái cây tươi ngon sạch sẽ theo mùa trước bữa ăn và có món nấu từ bắp cải hoặc nấu cùng với cà chua để bổ sung vitamin C, nuôi dưỡng máu hiệu quả. Một số cách chế biến bắp cải phổ biến là luộc, xào, cuộn thịt băm, xay nước ép.

10. Cà tím

Cà tím chứa hàm lượng lớn vitamin C, K và các thành phần bổ máu như các vitamin nhóm B6, axit folic, kali, mangan. Đặc biệt, cà tím chứa rất ít calo nên bạn có thể dùng trong quá trình giảm cân để duy trì sức khỏe mà không lo béo. Các cách chế biến cà tím cũng rất đa dạng như nấu canh, xào, chiên rán hoặc nướng. 

11. Măng tây

Kể đến các loại thực phẩm bổ máu chứa nhiều thành phần axit folic và sắt mà cơ thể có thể hấp thụ thì măng tây là lựa chọn được nhắc đến nhiều nhất, đây cũng là thực phẩm giúp cho mẹ bầu và thai nhi và người thiếu máu cũng nên tích cực tăng cường lượng măng tây trong mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Măng tây có thể được chế biến thành món ăn theo một số cách như xào với tỏi, ngô, nấm hoặc những loại thịt tươi sạch như thịt bò, thịt gà, tôm,…

Măng tây có thể chế biến thành các món như xào tỏi, thịt, cá

12. Các loại đậu

Các loại họ đậu – đỗ gồm: đậu tương, đậu đen, đỏ, xanh,… là những thực phẩm giúp hỗ trợ bổ máu rất tốt nhờ chứa hàm lượng sắt dồi dào. Trên hết, thành phần molipden có trong loại thực phẩm này còn giúp tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cần lưu ý ngâm nước ấm qua đêm trước khi chế biến để giảm lượng axit phytic – thành phần khiến cơ thể hấp thu sắt kém hơn.

13. Khoai tây

Cứ 100g khoai tây sẽ cung cấp 3.2mg sắt, tỉ lệ dinh dưỡng khá lớn so với nhiều loại rau củ quả khác. Cách chế biến loại củ này rất quan trọng để đảm bảo cho sức khỏe. Khi mua, bạn cần lựa chọn những củ tươi ngon không bị hỏng, dập hay mọc mầm. Các cách chế biến tốt và an toàn nhất là luộc, hấp hoặc hầm với xương hoặc các loại rau củ khác, hạn chế việc chiên rán sử dụng dầu mỡ.

Cần lựa chọn kỹ khoai tây trước khi chế biến

14. Nấm hương

Các loại nấm phần lớn được chọn làm thực phẩm tốt để bổ máu bởi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó phải kể đến nấm hương. Trong Đông y, nấm hương là được biết như dương năng bổ tỳ, ích khí giúp hòa huyết, dưỡng huyết. Bên cạnh đó còn chứa nhiều sắt, có khả năng tăng cường quá trình tạo hồng cầu mới, sản sinh nhanh các tế bào máu. Do đó, nếu đang băn khoăn về loại thực phẩm bổ máu mà có thể chế biến nhiều cách khác nhau thì nấm hương là câu trả lời hoàn hảo cho bạn. Các cách chế biến nấm hương có thể là biến tấu trong các nguyên liệu để xào, hầm, om, chiên,…

15. Quả cà chua

Lý do khiến cà chua là thực phẩm lí tưởng cho việc bổ máu chính là loại quả này chứa hàm lượng vitamin C cực cao giúp tăng khả năng hấp thu sắt hiệu quả. Không những thế, các thành phần vitamin và carotene hoạt động như chất chống oxy hóa giúp thải độc trong máu. Cà chua là loại thực phẩm khá phổ biến, có trong nhiều loại món ăn như sinh tố giảm cân hay xào nấu cùng các món thịt. Đặc biệt, khi chế biến thành salad, bạn có thể thêm các loại hạt dinh dưỡng sấy khô, vừa tăng hương vị, giúp no lâu vừa tăng các dưỡng chất cho máu.

Salad từ cà chua bi

Hi vọng những thông tin về các loại rau bổ máu trên đây sẽ giúp bạn tìm được loại thực phẩm phù hợp để cải thiện sức khỏe của mình tối ưu. Để đảm bảo an toàn trong mỗi bữa ăn, bạn chỉ nên lựa chọn rau củ quả đảm bảo tươi sạch, rõ nguồn gốc, được nuôi trồng, thu hoạch và bảo quản khoa học,…

Gợi ý cho bạn

Cách nấu gà tiềm ớt hiểm ngon không kém ngoài hàng
Cách nấu gà tiềm ớt hiểm ngon không kém ngoài hàng
Gà tiềm ớt hiểm được xem là một trong những món ăn đặc sắc của ẩm thực nước ta. Chính vì vậy, cách nấu món ăn này cũng không kém phần cầu kỳ. Gà tiềm ớt hiểm được xem là một trong những món ăn đặc sắc của ẩm thực nước ta. Chính vì vậy, cách nấu món ăn này cũng không kém phần cầu kỳ.

Bình luận

Bình luận

shares