Tổng hợp các kiến thức về hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ có thực sự nguy hiểm

Hiện tượng tê bì chân tay đang diễn ra ngày càng phổ biến ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên ít ai có những hiểu biết rõ ràng về triệu chứng này và nhầm tưởng đến các bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan tê bì chân tay, hãy cùng tìm hiểu. 

1. Hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ

Hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ có nguy hiểm
Hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ có nguy hiểm

Theo các nghiên cứu, việc hay bị tê bì chân tay khi ngủ đây là triệu chứng xảy ra khá phổ biến và thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Cụ thể là tay, chân bị mất cảm giác kèm theo đó là cảm giác râm ran như kiến bò khắp các chi. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu thường xuyên xảy ra sẽ trở thành một bệnh lý mà bạn cần lưu tâm. 

2. Tác nhân dẫn đến tê bì chân tay khi ngủ

2.1 Tiền sử bệnh lý

Các bệnh nhân có tiền sử các vấn đề liên quan đến xương khớp là một nguyên nhân gây tê chân tay khi ngủ. Chẳng hạn một số bệnh thường gặp như thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau nhức các khớp, thấp khớp… Hiện tượng xảy ra khi cột sống, sụn, khớp tổn thương đè lên các dây thần kinh cảm giác mảnh. Vì thế dẫn đến tình trạng rối loạn về mặt cảm giác dẫn đến tê bì khó chịu. 

Bên cạnh đó những người bị rối loạn chuyển hoá lipid, mỡ máu, xơ vữa động mạch.. Cùng với đó là tình trạng sụt cân, mệt mỏi cũng dẫn đến triệu chứng tê các chi khi ngủ. Đặc biệt hơn nữa là những người mắc bệnh về thần kinh vị trí ngoại biên, viêm rễ thần kinh,… cũng là tác nhân dẫn đến bệnh tê bì chân tay khi ngủ.

2.2 Lối sống không khoa học

Tổn thương dây thần kinh dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay
Tổn thương dây thần kinh dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay

Nguyên nhân tiếp theo không thể thiếu chính là lối sinh hoạt không khoa học, tư thế ngủ không đúng, nằm lâu một tư thế hay mang vác các đồ nặng thường xuyên. Những điều này làm tổn thương hệ thần kinh, nếu không chữa trị dẫn đến tình trạng tê bì chân tay trong thời gian ngủ. 

Sự thay đổi thất thường của thời tiết làm máu thường khó lưu thông. Vì vậy, nếu cơ thể ít vận động và được làm ấm cũng sẽ dễ xảy ra tình trạng cứng, tê bì chân tay thậm chí là chuột rút.

3. Làm sao để điều trị tê bì chân tay khi ngủ

3.1 Tiến hành điều trị triệu chứng

Nếu bản thân xuất hiện chứng tê chân tay khi ngủ bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt. Trong trường hợp này, người bệnh có thể cải thiện bằng cách tập thay đổi tư thế khi ngủ, massage giúp lưu thông máu hạn chế hiện tượng mất cảm giác chân tay.

Khi thời tiết lạnh bạn cần giữ ấm cơ thể và ngâm chân với muối để giảm sự khó chịu của tê bì. Hãy xoè mạnh bàn tay, duỗi thẳng cánh tay khi bị tê ở bàn tay. Việc thực hiện xoa bóp giúp lưu thông máu, giảm râm ran kiến bò của tay. Không những vậy, trong các bữa ăn hằng ngày cần bổ sung thực phẩm giàu cần thiết để tăng sự trao đổi chất và sức đề kháng của cơ thể.

3.2 Tiến hành điều trị nguyên nhân

Hãy thay đổi tư thế ngủ đến ngăn ngừa hiện tượng tê bì chân tay
Hãy thay đổi tư thế ngủ đến ngăn ngừa hiện tượng tê bì chân tay

Hãy tìm rõ các nguyên nhân gây nên tình trạng để được chữa trị đúng cách khi triệu chứng xuất hiện thường xuyên hơn. Sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng bổ sung các vitamin và khoáng chất Ca, Mg, Sắt… nhằm bảo vệ các tế bào thần kinh. 

Những người có tiền sử bệnh và xuất hiện tình trạng tê bì chân tay khi ngủ khả năng cao bạn đã bị tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Hãy đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện để kiểm tra đưa ra các chẩn đoán và phương pháp điều trị trước khi chuyển biến xấu hơn.

4. Làm sao để phòng ngừa hiện tượng tê bì chân tay

Để phòng tránh các tác nhân gây tê bì chân tay trong lúc ngủ để không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy tăng cường tập thể thao để máu được lưu thông và thải độc thường xuyên. Những người có bệnh lý ảnh hưởng đến rễ thần kinh ngoại biên tại xương sống, vùng lưng, cổ… phải đảm bảo giữ ấm cho cơ thể mỗi khi trời chuyển lanh. Đồng thời sử dụng đai lưng cố định an toàn, giảm đau vùng thắt lưng. 

Xây dựng lối sống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Hạn chế khuân vác đồ nặng, hoạt động quá sức ảnh hưởng đến xương sống, lưng,… Tránh xa các đồ uống có cồn gây độc hại cho máu dẫn đến tê các chi vào ban đêm.

Mặc dù, hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ là một triệu chứng sinh lý thông thường xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, nếu thờ ơ với tình trạng này sẽ dẫn đến các bệnh lý cơ thể nghiêm trọng. Vì vậy, sức khỏe là ưu tiên hàng đầu, nên bạn cần phải thường xuyên chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Từ đó có thể ngăn ngừa phòng chống các bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống.

Bình luận

Bình luận