Công nghệ thông tin hiện đang là ngành học và ngành nghề có cơ hội việc làm cao nhất hiện nay. Để hội nhập với quốc tế chắc chắn bạn cần trau dồi cho mình khả năng tiếng Anh sử dụng cho chuyên ngành công nghệ thông tin. Bạn có thể tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Vietgle.vn đã tổng hợp đầy đủ và chi tiết kiến thức tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin cho các bạn tham khảo.
Nội dung chính
1. Từ vựng chuyên ngành công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin hay còn được biết tới với tên tiếng Anh là Information Technology Branch. Ngành công nghệ thông tin là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Bởi vì hầu hết máy tính và các phần mềm đều được sản xuất và phát triển bởi công ty nước ngoài nên các bạn cần chắc chắn nắm vững những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin.
Cùng tham khảo những từ vựng tiếng Anh về ngành công nghệ thông tin phổ biến dưới đây nhé!
- Process /ˈprəʊses/: quá trình, tiến triển
- Demagnetize (v): khử từ hóa
- intranet/ˈɪntrənet/: mạng nội bộ
- Graphics /ˈɡræfɪks/: đồ họa
- Subtraction /səbˈtrækʃn/: phép trừ
- Employ /ɪmˈplɔɪ/: thuê ai làm gì
- Compatible /kəmˈpætəbl/: tương thích
- Order /ˈɔːdə(r)/: yêu cầu
- Oversee /ˌəʊvəˈsiː/: quan sát
- Tape /teɪp/: ghi băng, băng
- Available /əˈveɪləbl/: dùng được, có hiệu lực
- Protocol /ˈprəʊtəkɒl/: giao thức
- database/ˈdeɪtəbeɪs/: cơ sở dữ liệu
- Dependable/dɪˈpendəbl/: có thể tin cậy được
- Gadget /ˈɡædʒɪt/: đồ phụ tùng nhỏ
- Operation (n): rhao tác
- Drawback /ˈdrɔːbæk/: trở ngại, hạn chế
- Research /rɪˈsɜːtʃ/: nghiên cứu
- Equipment /ɪˈkwɪpmənt/: thiết bị
- Enterprise /ˈentəpraɪz/: tập đoàn, công ty
- Devise /dɪˈvaɪz/: Pp: chuyển đổi
- Detailed /ˈdiːteɪld/: chi tiết
- Multi-task: đa nhiệm.
- Operationˌ/ɒpəˈreɪʃn/: thao tác
- Background /ˈbækɡraʊnd/: bối cảnh, bổ trợ
- Analog /ˈænəlɒɡ/: tương tự
- Remote Access: truy cập từ xa qua mạng
- Chief/tʃiːf/: giám đốc
- Alphabetical catalog: mục lục xếp theo trật tự chữ cái
- Computerize /kəmˈpjuːtəraɪz/: Tin học hóa
- Appliance /əˈplaɪəns/: thiết bị, máy móc
- Integrate /ˈɪntɪɡreɪt/: hợp nhất, sáp nhập
- Numeric /njuːˈmerɪkl/: số học, thuộc về số học
- Similar /ˈsɪmələ(r)/: giống.
- Productivity /ˌprɒdʌkˈtɪvəti/: hiệu suất.
- Priority /praɪˈɒrəti/: sự ưu tiên
- Subject entry: thẻ chủ đề: công cụ truy cập thông qua chủ đề của ấn phẩm
- Irregularity/ɪˌreɡjəˈlærəti/: sự bất thường, không theo quy tắc
- Perform /pəˈfɔːm/: tiến hành, thi hành
- Negotiate /nɪˈɡəʊʃieɪt/: thương lượng
- Pulse /pʌls/: xung
- Storage /ˈstɔːrɪdʒ/: lưu trữ
- OSI: là chữ viết tắt của “Open System Interconnection”, hay còn gọi là mô hình chuẩn OSI
- Abacus/ˈæbəkəs/: bàn tính.
- Configuration /kənˌfɪɡəˈreɪʃn/: cấu hình
- Technical /ˈteknɪkl/: thuộc về kỹ thuật
- Address /əˈdres/: địa chỉ
- Monitor /ˈmɒnɪtə(r)/: giám sát
- Low /ləʊ/: yếu, chậm
- Store /stɔː(r)/: lưu trữ
- Replace /rɪˈpleɪs/: thay thế
- Signal (n): tín hiệu
- expertise/ˌekspɜːˈtiːz/: thành thạo, tinh thông
- Ribbon /ˈrɪbən/: dải băng
- Minicomputer (n): máy tính mini
- Application /ˌæplɪˈkeɪʃn/: ứng dụng
- Arise /əˈraɪz/: xuất hiện, nảy sinh
- Circuit /ˈsɜːkɪt/: mạch
- Common /ˈkɒmən/: thông thường
- Allocate/ˈæləkeɪt/: phân phối
- Terminal /ˈtɜːmɪnl/: máy trạm
- Suitable /ˈsuːtəbl/: phù hợp
- Clarify /ˈklærəfaɪ/: làm cho trong sáng dễ hiểu
- Environment /ɪnˈvaɪrənmənt/: môi trường
- Solve /sɒlv/: giải quyết
- Component/kəmˈpəʊnənt/: thành phần
- Quality /ˈkwɒləti/: chất lượng.
- Ferrite ring (n) vòng nhiễm từ
- Chain /tʃeɪn/: chuỗi.
- Transmit /trænsˈmɪt/: truyền
- Real-time: thời gian thực
- Process /ˈprəʊses/: xử lý
- Develop /dɪˈveləp/: phát triển
- Device /dɪˈvaɪs/: thiết bị
- Tiny /ˈtaɪni/: nhỏ bé
- Inertia /ɪˈnɜːʃə/: quán tính
- Cataloging: công tác biên mục. Nếu làm trong các tổ chức phi lợi nhuận thì gọi là cataloging, nếu làm vì mục đích thương mại thì gọi là indexing
- Data /ˈdeɪtə/: dữ liệu
- Digital /ˈdɪdʒɪtl/: số, thuộc về số
- Latest /ˈleɪtɪst/: mới nhất
- Multiplication /ˌmʌltɪplɪˈkeɪʃn/: phép nhân
- Packet: gói dữ liệu
- Pinpoint /ˈpɪnpɔɪnt/: chỉ ra một cách chính xác
- Install /ɪnˈstɔːl/: cài đặt
- efficient/ɪˈfɪʃnt/: có hiệu suất cao
- Output /ˈaʊtpʊt/: ra, đưa ra
- Substantial /səbˈstænʃl/: tính thực tế
- Prevail /prɪˈveɪl/: thịnh hành, phổ biến
- Command/kəˈmɑːnd/: ra lệnh, lệnh (trong máy tính)
- Respond /rɪˈspɒnd/: phản hồi
- Demand /dɪˈmɑːnd/: yêu cầu
- Division /dɪˈvɪʒn/ phép chia
- Provide /prəˈvaɪd/: cung cấp
- Maintain /meɪnˈteɪn/: duy trì
- Port /pɔːt/: cổng
- Switch /swɪtʃ/: chuyển
- Text /tekst/: văn bản chỉ bao gồm ký tự
- Certification /ˌsɜːtɪfɪˈkeɪʃn/: giấy chứng nhận
- leadership/ˈliːdəʃɪp/: lãnh đạo
- Disk /dɪsk/: đĩa
- Goal /ɡəʊl/: mục tiêu
- Storage /ˈstɔːrɪdʒ/: lưu trữ
- Implement /ˈɪmplɪment/: công cụ, phương tiện
- Occur /əˈkɜː(r)/: xảy ra, xảy đến
- Instruction /ɪnˈstrʌkʃn/: chỉ thị, chỉ dẫn
- Computer /kəmˈpjuːtə(r)/: máy tính
- Individual ˌɪndɪˈvɪdʒuəl/: cá nhân, cá thể
- Memory /ˈmeməri/: bộ nhớ
- Deal /diːl/: giao dịch
- Quantity/ˈkwɒntəti: số lượng
- Sufficient /səˈfɪʃnt/: đủ, có khả năng
- Increase /ɪnˈkriːs/: sự tăng thêm, tăng lên
- abbreviation/əˌbriːviˈeɪʃn/: sự tóm tắt, rút gọn
- Decision /dɪˈsɪʒn/: quyết định
- level with someone (verb): thành thật
- Complex /ˈkɒmpleks/: phức tạp
- Customer /ˈkʌstəmə(r)/: khách hàng
- Matrix /ˈmeɪtrɪks/: ma trận
- Solution /səˈluːʃn/: giải pháp, lời giải
- consultant /kənˈsʌltənt/: cố vấn, chuyên viên tham vấn
- Remote /rɪˈməʊt/: từ xa
- Schedule /ˈskedʒuːl/: lập lịch, lịch biểu
2. Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin
Bất cứ chuyên ngành nào cũng đều có những thuật ngữ chuyên dụng và được sử dụng và có thể hiểu theo một nghĩa khác so với cách sử dụng thông thường. Chúng ta hãy cùng tham khảo những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin đã được Vietgle.vn đã tổng hợp dưới đây.
- Chief source of information: Nguồn thông tin chính. Dùng tạo ra phần mô tả của một biểu ghi thay thế như trang bìa sách, hình nhan đề phim hoạt hình hay nhãn băng đĩa.
- Operating system (n): Hệ điều hành
- Broad classification: Phân loại tổng quát
- Union catalog: Mục lục liên hợp. Thư mục thể hiện những tài liệu ở nhiều thư viện hay kho tư
- PPP: Là chữ viết tắt của “Point-to-Point Protocol”. Đây là một giao thức kết nối Internet tin cậy thông qua Modem
- Source Code: Mã nguồn (của của file hay một chương trình nào đó)
- Cluster controller (n) Bộ điều khiển trùm
- Authority work: Công tác biên mục (tạo ra các điểm truy cập) đối với tên, tựa đề hay chủ đề; riêng đối với biên mục tên và nhan đề, quá trình này bao gồm xác định tất cả các tên hay tựa đề và liên kết các tên/tựa đề không được chọn với tên/tựa đề được chọn làm điểm truy dụng. Đôi khi quá trình này cũng bao gồm liên kết tên và tựa đề với nhau
- Alphanumeric data: Dữ liệu chữ số, dữ liệu cấu thành các chữ cái và bất kỳ chữ số từ 0 đến 9.
- Convenience convenience: Thuận tiện
- FAQ (Frequently Asked Questions): Các câu hỏi thường gặp, nó đưa ra những câu hỏi phổ biến nhất mà người dùng thường gặp sau đó có phần giải đáp cho các câu hỏi
- HTML (HyperText Markup Language): Ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web
- LAN (Local Area Network): Mạng máy tính nội bộ
- Network Administrator: Người quản trị thiên về phần cứng
- OSI: Open System Interconnection (mô hình chuẩn OSI)
- PPP (Point-to-Point Protocol): Giao thức kết nối Internet tin cậy thông qua Modem
- RAM (Read-Only Memory): Bộ nhớ khả biến cho phép truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ.
3. Cách học tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin
Với tiếng Anh dành cho công nghệ thông tin sẽ mang tính học thuật cao và ứng dụng nhiều trong công việc nên đôi khi sẽ khó nhớ. Chính vì vậy, Vietgle.vn đã tổng hợp những phương pháp để giúp các bạn học tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin đạt hiệu quả tốt nhất.
Nắm chắc tiếng Anh căn bản
Bạn cần nắm vững kiến thức tiếng Anh cơ bản trước khi muốn học tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin. Vì tiếng Anh theo chuyên ngành là những kiến thức chuyên sâu nên các bạn có thể gặp nhiều khó khăn nếu không nắm vững kiến thức cơ bản. Hãy luyện tập hằng ngày kiến thức tiếng Anh nếu bạn đang có ý định học chuyên sâu về tiếng Anh ngành công nghệ thông tin.
Đầu tư thời gian, công sức cho việc học
Sau khi có kiến thức cơ bản về tiếng Anh các bạn nên phân chia thời gian cụ thể để học tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin. Các bạn nên cân bằng thời gian để luyện tập cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết.
Điều này cần bạn đầu tư thời gian, công sức cho việc học. Không giống như tiếng Anh cơ bản, khi đã đi sâu vào chuyên ngành, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và cần tập trung hơn.
Tạo thêm nhiều cơ hội thực hành, học thêm qua sách báo, đồng nghiệp
Nếu bạn chưa học hay làm việc trong ngành công nghệ thông tin thì bạn có thể tìm thêm những bài báo hoặc video tiếng Anh về ngành này để luyện tập. Nếu bạn đã làm hoặc đang học về công nghệ thông tin thì hãy tận dụng mọi cơ hội để thực hành kiến thức tiếng Anh của mình nhé.
Thông qua việc giao tiếp hay làm báo cáo hằng ngày các bạn có thể học thêm được những từ vựng mới và cách sử dụng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin một cách thành thạo hơn tùy vào từng trường hợp khác nhau. Bên cạnh đó, bạn có thể học thêm nhiều qua sách báo, thực hành cùng đồng nghiệp.
Thực hành là cách tốt nhất giúp bạn tiến bộ. Vậy nên hãy tạo cho mình môi trường để luôn luôn trau dồi, thực hành, bạn sẽ tiến bộ trong thời gian ngắn.
Bài viết đã cho bạn cái nhìn tổng quan về tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin. Các bạn nên luyện tập hằng ngày để trau dồi và nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình nhé! Chúc các bạn thành công!
Bình luận