Sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì để tăng sức đề kháng hiệu quả???

Cuộc đời thật kỳ lạ! Con người hơn 50kg lại bị con muỗi chả có tí gram nào hạ gục. Chúng ta không thể thay đổi được điều kỳ cục ấy nhưng chúng ta có thể hạn chế được những rủi ro nếu không may bị sốt xuất huyết. Cùng Vietgle tìm hiểu những thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể để nhanh khỏi sốt xuất huyết nhé.

Xem thêmBí quyết giữ sức khỏe mùa thi cho sĩ tử

1. Bị sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì cho nhanh khỏi?

1.1 Nước cam

Cam giàu hàm lượng vitamin C tăng sức đề kháng cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Cam giàu hàm lượng vitamin C tăng sức đề kháng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao liên tục dẫn tới mất nước. Nước  Cam là một trong những đồ uống giàu vitamin C tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi, cấp nước hoàn hảo cho bệnh nhân cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Chỉ một cốc nước ép cam thơm ngon, bổ dưỡng mỗi ngày mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe của con người, và bạn cũng có thể ăn luôn múi cam để bổ sung chất xơ cũng rất tốt cho sức khỏe.

1.2 Nước dừa

Nước dừa cũng là một trong những thức uống giải khát, cấp nước hoàn hảo rất thích hợp cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Những dưỡng chất ở phần nước dừa, cùi dừa và phần nước cốt chứa một lượng lớn vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân có thể uống nước dừa tươi và tận dụng phần cùi dừa làm chè giải khát hoặc ăn kèm các món ăn khác cũng có nâng cao sức đề kháng.

1.3 Món Cháo các loại, đặc biệt là cháo ngũ cốc

Món súp cải đỏ  giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng
Món súp cải đỏ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng

Khẩu vị của người bệnh sốt xuất huyết thường thay đổi nhiều dễ dẫn tới đắng họng, chán ăn. Bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng, nhạt vị vừa dễ tiêu hóa lại dễ ăn. Cháo ngũ cốc với hàm lượng chất xơ cùng chất dinh dưỡng cao là lựa chọn tốt nhất giúp người bệnh nhanh khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. 

1.4 Món Súp

Ngoài cháo, súp cũng là món dễ ăn và đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ. Một bát súp thơm ngon với các loại rau củ quả tươi ngon, ngũ cốc giàu dinh dưỡng là món ăn ngon giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng chống lại bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Lưu ý, khi ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ và cách bữa để tránh ăn liên tục dễ gây ngán.

1.5 Bông cải – thực phẩm giàu dinh dưỡng

Bông cải được liệt vào danh sách siêu thực phẩm tốt với sức khỏe. Bông cải có giá trị dinh dưỡng cao, giàu lượng sắt, canxi, protein và những vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A và C. Vì vậy, bông cải là thực phẩm cần thiết cho người ốm, người đang gặp vấn đề về sức khỏe .

1.6 Rau chân vịt chứa nhiều khoáng chất hữu ích

Đu đủ tăng sức đề kháng và tốt cho mắt
Đu đủ tăng sức đề kháng và tốt cho mắt

Rau chân vịt có hàm lượng chất béo rất thấp nhưng lại chứa lượng khoáng chất, vitamin C cao rất tốt cho  những người mới ốm dậy cần tăng sức đề kháng, đặc biệt là tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết 

1.7 Đu đủ – trái cây giàu vitamin C cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Nửa quả đu đủ chín trung bình có khoảng 238mg vitamin C. Ngoài giúp tăng sức đề kháng với hàm lượng vitamin C dồi dào, quả đu đủ còn rất giàu vitamin A rất bổ mắt.

1.8 Quả lựu – tốt cho dạ dày, tăng miễn dịch

Lựu có tác dụng làm dịu dạ dày và tăng miễn dịch cho cơ thể. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn lựu hằng ngày đề phòng tiêu chảy, kiết lị sau sốt và làm tăng quá trình sản xuất enzyme hỗ trợ tốt hơn cho tiêu hóa.

Thêm một chút mật ong nguyên chất vào nước ép lựu để điều trị chứng khó tiêu, hỗ trợ tiêu hóa. Lựu còn giúp kích thích các tế bào trắng hoạt động hiệu quả và kháng khuẩn tốt, giảm nhiễm khuẩn tụ cầu.

1.9 Các loại nước trái cây giàu vitamin C

Nước ép rau củ tăng cường, hỗ trợ hệ miễn dịch
Nước ép rau củ tăng cường, hỗ trợ hệ miễn dịch

Các loại nước ép trái cây giàu vitamin C như: cam, bưởi, đu đủ là món đồ uống không chỉ giúp cấp nước mà còn tăng sự hoạt động của hệ miễn dịch rất thích hợp cho bệnh nhân sốt xuất huyết trong và sau khi điều trị. Khoáng chất và vitamin C có trong nước ép trái cây còn giúp thành mạch máu khỏe mạnh hơn, giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

1.10 Các loại nước ép rau củ

Nước ép rau củ cũng là món đồ uống rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng cao. Lưu ý, cần chọn rau củ quả tươi, không chất bảo quản và rửa sạch, ngâm kỹ với nước muối loãng, gọt vỏ trước khi xay lấy nước uống. Bạn có thể sử dụng máy ép trái cây giúp sử dụng tối đa hàm lượng dinh dưỡng.

1.11 Trà thảo mộc thanh lọc cơ thể, tăng tuần hoàn máu

Một số loại trà thảo mộc như trà tim sen, trà hoa cúc, trà gừng, trà bồ công anh hay trà atiso đều là những loại trà rất tốt với vị ngọt mát, thanh lọc cơ thể và tăng tuần hoàn máu hiệu quả.

Trà gừng là loại trà rất thích hợp nhất cho người bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, trà gừng là loại nguyên liệu rất quen thuộc dùng để chữa bệnh như buồn nôn, khó tiêu.

1.12 Nước gừng tươi

Như đã nói ở trên, trà gừng rất tốt cho sức khỏe thì nước gừng tươi còn có tác dụng tốt hơn nữa. Gừng được xem là thuốc kháng sinh tự nhiên, đặc biệt tốt cho sức khỏe và không hề có tác dụng phụ. Tecpen, Oleoresin trong gừng có tính chống viêm, ngăn ngừa táo bón và giúp máu tuần hoàn hiệu quả. Chất gingerol có trong gừng còn làm giảm cảm giác buồn nôn trong dạ dày rất tốt cho người mới ốm dậy và đương nhiên là rất tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết

1.13 Lá sầu đâu

Lá sầu đâu có tác dụng giảm buồn nôn, hạ sốt
Lá sầu đâu có tác dụng giảm buồn nôn, hạ sốt

Cây sầu đâu có nguồn gốc từ Ấn Độ, vỏ cây, lá và rễ, hoa và quả của cây đều có thể làm thuốc. Lá cây sầu đâu rất tốt cho đường ruột và có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, chán ăn và hạ sốt.

2. Bị sốt xuất huyết, bệnh nhân nên kiêng ăn gì?

2.1 Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán,..

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp nên loại bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn người bị bệnh sốt xuất huyết, để giảm thiểu tối đa sự tác động nên hệ tiêu hóa.

2.2 Thức ăn cay, nóng

Ngoài thực phẩm nhiều dầu mỡ, bệnh nhân nên hạn chế tối đa ăn đồ cay, nóng vì rất dễ khiến dạ dày bị viêm loét hay hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, khiến bệnh tình càng thêm trở nên nghiêm trọng.

2.3 Thực phẩm sẫm màu làm khó cho việc chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên kiêng những nhóm thực phẩm sẫm màu như đỏ, nâu đen để tránh bị nhầm lẫn dẫn tới chẩn đoán sai hiện tượng xuất huyết  dạ dày thường thấy khi bệnh nhân bị nặng.

2.4 Chất kích thích, đồ uống có cồn, có ga

Tránh xa đồ uống có cồn, có gas
Tránh xa đồ uống có cồn, có gas

Đồ uống có gas dẫn tới hiện tượng đầy bụng, chán ăn, bệnh nhân sốt xuất huyết cần tránh. Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng hồi phục của bệnh nhân.

3. Bệnh nhân sốt xuất huyết có được tắm không?

Tắm nhanh bằng nước ấm khi sốt xuất huyết
Tắm nhanh bằng nước ấm khi sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm, vệ sinh cơ thể nhưng cần lưu ý kĩ một số vấn đề để tránh bệnh nặng thêm như sau: không nên tắm nước nóng hay xông hơi quá lâu khiến các mao mạch trong cơ thể giãn nở dẫn tới tình trạng xuất huyết trở nặng. Bệnh nhân chỉ nên tắm nhanh bằng nước ấm và tuyệt đối không tắm nước lạnh vì dù nước lạnh làm co mạch ở ngoài da nhưng lại khiến mạch trong nội tạng dãn nở có thể gây tử vong cho người bệnh.

Vietgle hi vọng các bạn có thể tự chăm sóc bản thân hay chăm sóc người thân nếu chẳng may bị sốt xuất huyết. Vietgle khuyến cáo với các bạn rằng, những thông tin ở trên chỉ để tham khảo, khi đã mắc bệnh, bệnh nhân phải tuyệt đối nghe và làm theo chỉ dẫn của Bác sĩ có chuyên môn. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Bình luận

Bình luận