Mách bạn 8 cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả nhất an toàn, không gây đau đớn

Cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, công việc và tâm lý chính là nỗi buồn của người bệnh khi bị mắc bệnh trĩ nội . Đâu là cách chữa trị bệnh trĩ nội hiệu quả giúp người bệnh sớm trở lại với cuộc sống mình thường, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. 

1. Bệnh trĩ nội có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Trĩ nội được hiểu là gì? Đó là tình trạng các tĩnh mạch nằm ở lớp lót bên trong của trực tràng bị phình giãn quá mức. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ít cảm thấy đau đớn, khó chịu. Búi trĩ xuất hiện và được bao phủ bởi lớp biểu mô chuyển tiếp, niêm mạc và chỉ khi đi cầu ra máu, ngứa ngáy ở hậu môn hoặc đau đớn khi ngồi, đi lại thì lúc đó bệnh đã tiến triển nặng hơn.

Bệnh trĩ nội điều trị dựa trên từng cấp độ bệnh

Bệnh trĩ nội có thể chữa khỏi được phụ thuộc vào mức độ của bệnh như thế nào. Trường hợp người bệnh đang ở giai đoạn 1, nghĩa là khi đó bạn mới thấy ít máu khi đi cầu. Tức bệnh chưa tiến triển, chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt thì có thể cải thiện bệnh rất tốt. Khi bệnh sang giai đoạn 2 là khi búi trĩ sưng to, đi cầu ra máu nhiều hơn. Và giai đoạn 3 khi búi trĩ ra ngoài hậu môn, dùng tay đẩy vào được. Cuối cùng là giai đoạn 4, túi trĩ ra ngoài và khó có thể cho trở lại vào trong, xuất hiện các hiện tượng như lở loét, hoại tử khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn giảm xuống nhanh chóng. Do vậy, ngay khi có biểu hiện bệnh tốt nhất bạn cần thăm khám chuyên khoa sử dụng thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ giỏi để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội hiện nay

  • Điều trị nội khoa

Sử dụng các loại thuốc kháng viêm đường uống, thuốc giảm đau như Ibuprofen, Aspirin, Acetaminophen… Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng giúp bệnh nhân thoải mái hơn. 

Thuốc giảm đau, giảm sưng giúp bệnh nhân thoải mái hơn 

Ngoài ra, bạn các loại thuốc điều trị tại chỗ theo đơn của bác sĩ như viên đặt, thuốc bôi hậu môn… Với tác dụng kháng viêm, giảm đau, giảm ngứa ngáy, thu nhỏ búi trĩ…

Với những người bị trĩ nội và táo bón kéo dài thì thường được chỉ định thuốc làm mềm phân nhuận tràng giảm tình trạng chảy máu, đau đớn khi đi cầu.

  • Điều trị ngoại khoa

Một cách chữa bệnh trĩ nội được khá nhiều người áp dụng hiện nay đó là thực hiện tiểu phẫu, thủ thuật. Chẳng hạn như phương pháp quang đông hồng ngoại, tiêm xơ, đốt laser hay thắt vòng cao su…

Đối với người bị trĩ nội giai đoạn 1, 2 thường được áp dụng phương pháp quang đông hồng ngoại. Các tia hồng ngoại và quang đông làm nóng, tạo xơ sẹo, giảm lượng máu vào búi trĩ và thu nhỏ lại.

Đối với người bị trĩ ở cấp độ 2, 3 sẽ sử dụng phương pháp thắt vòng cao su. Búi trĩ sẽ được thắt lại bằng một chiếc vòng cao su làm máu không được cung cấp vào búi trĩ nên nó sẽ thu nhỏ lại, hoại tử và rụng đi sau khoảng một tuần.

Ngoài ra, còn có một số phương pháp phẫu thuật khác tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Như cắt trĩ nội theo phương pháp Milligan Morgan, Ferguson hay White heat, phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ, phẫu thuật Longo…

Phương pháp phẫu thuật Longo với nguyên tắc làm gián đoạn các mạch máu vào túi trĩ được áp dụng rộng rãi. Sau đó khâu niêm mạc trực tràng bị sa lên trên, các búi trĩ được đưa về vị trí trong ống hậu môn và sẽ teo dần lại.

Phương pháp khâu triệt mạch làm tắc mạch máu cung cấp cho hậu môn, làm giảm sự phình lên của búi trĩ. Hoặc phương pháp cắt búi trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan, Ferguson hay White heat sẽ can thiệp trực tiếp lên búi trĩ, có hiệu quả nhưng thường gây đau đớn.

Phương pháp chữa trĩ nội Longo rất phổ biến và có nhiều ưu việt
  • Phương pháp Đông Y, thuốc Nam

Trong Đông y với nhiều bài thuốc nam gồm các nguyên liệu từ thảo dược giúp điều trị bệnh trĩ nội vô cùng hiệu quả.

  • Chữa bằng lá sung

Bạn lấy lá sung tươi, lá cúc tần, ngải cứu, lá lốt và ba lát nghệ đen sắc với 1,5 lít nước sau đó đổ ra chậu rồi xông hậu môn. Khi nước đã nguội bớt thì ngâm hậu môn vào chậu rồi vệ sinh sạch sẽ.

  • Chữa bằng cây lộc vừng

Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy lá lộc vừng rửa sạch rồi nhai nhỏ nuốt nước. Còn phần bã thì đắp vào hậu môn, cố định trong 15 phút, sau đó vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm.

  • Chữa bằng lá cây bỏng và bồ kết

Đầu tiên, giã lá bỏng ra sau đó pha với nước bồ kết rồi dùng hỗn hợp đó để rửa hậu môn ngăn ngừa trĩ tái phát. Hoặc bạn có thể uống thuốc sắc từ rau sam và lá bỏng.

  • Chữa bằng lá vông và thầu dầu tía

Lấy bảy lá vông và bảy lá thầu dầu tía đem giã nhỏ đắp vào hậu môn một nửa. Phần còn lại đắp lên thóp đầu, đợi khoảng năm phút rồi vệ sinh sạch sẽ.

Ngoài ra, bạn có thể điều trị trĩ nội với ngư tinh thảo, hoa hòe hay hoàng liên cũng có tác dụng rất tốt. Nhưng cần lưu ý rằng, dù sử dụng thảo dược nào cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện để tránh những điều không hay có thể xảy ra.

  • Thay đổi lối sống sinh hoạt

Đây là một cách chữa bệnh trĩ nội rất tốt, bạn cần thay đổi thực đơn và thói quen ăn uống. Người bệnh trĩ nội nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa để tránh táo bón, trĩ tái phát. Ngoài ra việc bổ sung đủ nước để cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp làm mềm phân, tránh táo bón, đau đớn khi đi cầu.

Bạn nên tập thể dục đều đặn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống tình trạng ứ trệ khí huyết, giảm nguy cơ trĩ nội nặng hơn. Đó có thể đến các lớp học yoga có huấn luyện viên chuyên nghiệp tập cho có không khí và thực hiện đúng chuẩn động tác, không nên tập quá sức. Bên cạnh đó, bạn nên mặc quần áo thoáng khí, rộng rãi, tránh cọ xát gây kích ứng búi trĩ. Tránh bị viêm nhiễm, bí bách cho vùng hậu môn. Khi đi cầu, không nên rặn quá mạnh có thể khiến búi trĩ sa ra ngoài. Đặc biệt, nên vệ sinh bằng nước thay vì giấy hoặc khăn để đảm bảo vệ sinh hơn.

Khi làm việc, vận động, sinh hoạt bạn cũng tránh ngồi xổm, mang vác các vật nặng hay đẩy tạ…. có thể gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng khiến bệnh càng nặng hơn.

Tập Yoga thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ nội 
  • Chữa bệnh trĩ nội tại nhà

Tắm bằng nước ấm

Tắm với nước ấm giúp dịu cơn đau do trĩ, giảm sưng rất tốt. Ngoài ra, bạn có thể thêm giấm táo vào trong chậu nước tắm để gia tăng khả năng kháng viêm của dung dịch này.

Bôi dầu dừa vào hậu môn

Dầu dừa là hợp chất tự nhiên có rất nhiều tác dụng, dầu dừa có nhiều chất oxy hóa, vitamin E và axit béo. Các chất này có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, sát khuẩn rất tốt. Mỗi ngày, bạn lấy dầu dừa thoa vào hậu môn hoặc búi trĩ. Để tầm 5-10 phút thì rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.

Chườm đá lạnh

Bạn lấy một túi đá lạnh áp vào vùng hậu môn khoảng 15 phút sẽ giúp giảm đau, giảm sưng ở búi trĩ. Cách thực hiện này giúp bạn giảm cảm giác khó chịu, đau nhức rất tốt.

Chữa trĩ nội bằng nha đam

Trong cây nha đam có các chất giúp giảm ngứa, giảm sưng và chống viêm rất tốt. Nếu bị trĩ nội, có thể lấy gel nha đam để thoa vào búi trĩ hoặc có thể nấu nước nha đam để uống. Nước nha đam có tác dụng chống táo bón, làm mát cơ thể giúp đi cầu dễ dàng hơn.

3. Địa chỉ chữa bệnh trĩ nội uy tín?

Nhu cầu chữa bệnh trĩ nội nói riêng và bệnh trĩ nói chung là khá cao vì thế tại các bệnh viện lớn đã áp dụng các công nghệ, phương pháp mới để điều trị. Nếu muốn chữa bệnh trĩ nội dứt điểm, hiệu quả, tránh tái phát thì những cái tên dưới đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng:

  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
  • Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
  • Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Khoa Ngoại tổng hợp – Viện Y dược học Dân tộc
  • Bệnh viện Việt Đức
  • Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn
  • Bệnh viện Bạch Mai

Như vậy với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh trĩ nội. Từ đó giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả nhất để trở về cuộc sống bình thường, thoải mái.

Bình luận

Bình luận