Những nguyên tắc chọn ngành, chọn trường Đại học

Một mùa thi nữa sắp tới với nhiều bận rộn và lo toan. Việc lựa chọn trường học, ngành học là vấn đề khiến các sĩ tử lo lắng. Vậy làm thế nào để chọn được ngành học và trường học phù hợp với bản thân. Đừng bỏ qua những nguyên tắc chọn ngành, chọn trường đại học qua bài viết sau:

1. Lựa chọn ngành theo sở thích tính cách

Để có được kết quả học tập tốt nhất bạn cần phải có sự đam mê và yêu thích ngành học đó. Vì thế mà trước khi chọn ngành học bạn cần phải chọn ngành dựa trên sở thích, tính cách của mình. Bạn phải cảm thấy mình yêu thích và có hứng thú với ngành học đó.

Bởi vì chính nhờ vào những điều đó sẽ giúp cho trong quá trình học của bạn có nhiều gian nan bạn sẽ vượt qua được. Nên tính cách và sở thích đóng vai trò quan trọng trong việc chọn ngành nghề.

2. Chọn lựa ngành theo thị trường lao động

Chọn ngành nghề dựa vào nhu cầu thị trường lao động là cần thiết. Bạn cần xác định xem xã hội hiện nay đang phát triển và có xu hướng theo ngành nào. Và bạn cần nhìn xa hơn, phải xem ngành đó khoảng 4-5 năm sau khi học xong nó vẫn đang hot.

Bởi có rất nhiều ngành nghề thời điểm hiện tại đang được chuộng và cần nhiều nhân lực. Nhưng sau một khoảng thời gian khi nhân lực ổn định thì lúc đó bạn học xong ra trường sẽ không được chuộng nữa. Không chọn những ngành nghề mà xã hội không còn nhu cầu.

Hãy lựa chọn những ngành nghề phát triển được trong tương lai, dù càng xa càng lâu thì nó vẫn tồn tại được. Và một trong số những ngành đó là công nghệ thông tin, phần mềm máy tính,…

3. Lựa chọn theo năng lực bản thân

Dù bạn yêu thích ngành nào đó đến đâu đi chăng nữa thì việc xem năng lực bản thân là rất cần thiết. Có nhiều ngành học hiện nay đòi hỏi năng lực của người học rất cao. Chẳng hạn như các trường học về y khoa, chuyên khoa hay các trường quân đội,…

Vì thế, ngoài việc chọn ngành nghề dựa vào sở thích của mình thì năng lực rất quan trọng. Nếu bạn có đam mê, có sự nhiệt huyết nhưng năng lực không đủ thì để khiến ước trở thành sự thật rất khó.

4. Chọn trường mạnh về đào tạo chuyên ngành đó

Nếu để ý bạn có thể thấy các trường đại học ở Việt Nam mở các ngành học rất vớ vẩn. Chẳng hạn như trường đại học Điện Lực lại có khoa quản trị kinh doanh, đại học Nông nghiệp có khoa quản trị kinh doanh. Ra trường mang bằng đi làm người ta hỏi học trường nào nói trường điện lực hay nông nghiệp nghe có buồn cười không.

Vì thế mà những ngành khối kinh tế nên học trường Đại học Kinh Tế, ĐH Thương Mại, ĐH Ngoại Thương, … Và những ngành công nghệ nên học trường ĐH FPT, ĐH Công Nghệ,… Nên khi chọn ngành học bạn cần lưu ý tới việc chọn trường nghề liên quan một chút.

5. Nên chọn môi trường học tập năng động

Việc lựa chọn các trường học có môi trường năng động, việc luyện tập tốt sẽ đem tới hiệu quả cao trong học tập. Những trường học có không khí hoạt động ngoại khóa tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc nhiều hơn.

Nên trước khi chọn trường học và ngành học bạn cần hỏi ý kiến người thân. Việc tham khảo các thông tin của những đàn anh đàn chị đi trước là điều cần thiết.

6. Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa

Chọn ngành rồi mới chọn trường

Vì sao nên chọn ngành rồi mới chọn trường học? Bởi bạn cần xem mình thích chuyên môn nào, ngành học nào phù hợp rồi mới chọn trường học. Chọn trường làm sao đào tạo chuyên về ngành đó. Thang điểm của trường đưa ra cũng đáp ứng đủ năng lực của bạn.

Khối ngành kinh tế, tài chính, quản lý

Khối ngành này bao gồm quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán, quản trị nhân sự, marketing, đầu tư,… Là ngành học được nhiều người chọn trong những năm trở lại. Bởi những ngành học về kinh tế sẽ dễ xin việc hơn, tuy nhiên dù học ngành nào thì việc kết hợp cả trong và ngoài là cần thiết.

Khối ngành xã hội – nhân văn

Khối ngành bao gồm luật sư, sư phạm, ngoại ngữ, báo chí, khoa học xã hội nhân văn, đông phương học,… Tuy khối ngành này được ít người lựa chọn và nước Việt Nam ta khó xin việc của ngành này và yêu cầu rất cao về trình độ.

Vì thế, nếu bạn lựa chọn ngành này cần phải đi làm sớm hơn trước khi ra trường. Việc tìm kiếm việc làm sớm giúp bạn có thêm trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và công việc tốt hơn.

Khối ngành khoa học – kỹ thuật

Khối ngành khoa học – kỹ thuật gồm các ngành khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh, cơ khí chế tạo,… Khối ngành này học xong khá dễ xin việc ở Việt Nam do việc đào tạo tốt, thị trường lao động cao.

Khối ngành nghệ thuật

Khối ngành này bao gồm các ngành mỹ thuật, diễn xuất, múa, hát,… Những ngành này cần có năng khiếu từ nhỏ.

Khối ngành thể dục thể thao

Đây cũng là ngành học cần có năng khiếu, khả năng từ nhỏ và được nuôi dưỡng sớm.

Những chia sẻ về các nguyên tắc chọn ngành, chọn trường đại học được nêu ra các mục trên. Nếu bạn đang trong giai đoạn này thì bài viết trên sẽ là những kiến thức bổ ích nhất. Chúc bạn chọn được ngành học, trường học phù hợp.

Gợi ý cho bạn

Tìm hiểu về nghề Copywriter, Nhà văn, Nhà báo.
Tìm hiểu về nghề Copywriter, Nhà văn, Nhà báo.
Nghề copywriter, nhà văn, nhà báo đang là những ngành nghề liên quan đến viết lách được nhiều bạn trẻ quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, còn rất nhiều bạn không hiểu rõ và nhầm lẫn 3

Bình luận

Bình luận