So sánh sự khác nhau trong cách thức tấn công DoS và DDoS

Cùng gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho website và các doanh nghiệp nhưng cách thức tấn công DoS và DDoS lại khác nhau dẫn đến các phương pháp ngăn chặn cũng cần thực hiện khác nhau. Để giúp bạn có thể đưa ra giải pháp ngăn chặn phù hợp, Vietgle sẽ thay bạn so sánh sự khác nhau trong cách thức tấn công DoS và DDoS.

DoS là gì?

DoS (Denial of Service) hay từ chối dịch vụ là một hình thức tấn công mạng mà trong đó, mục đích của các tác nhân độc hại là ngăn cản khả năng truy cập vào máy tính, thiết bị hay các tài nguyên mạng khác của những người dùng hợp pháp.

Đặc điểm nhận dạng chính của hình thức tấn công này là sử dụng duy nhất một máy tính để tiến hành khởi động cuộc tấn công.

DoS và DDoS
DoS và DDoS

DDoS là gì? 

DDoS hay tấn công từ chối dịch vụ phân tán là một hình thức tấn công độc hại thường được các tin tặc sử dụng với mục đích phá vỡ các lưu lượng truy cập bình thường của một cơ sở hạ tầng bằng một lưu lượng truy cập internet khổng lồ hoặc một dịch vụ, máy chủ hay mạng mục tiêu bằng cách áp đảo.

Các cuộc tấn công DDoS thường đạt được hiệu quả thông qua việc sử dụng các hệ thống máy tính đã bị xâm nhập để làm nguồn lưu lượng tấn công. Hệ thống máy có thể bị DDoS khai thác là máy tính và các tài nguyên nối mạng. 

Khi tấn công DDoS, tin tặc có thể tấn công máy tính khác bằng máy tính của bạn thông qua những lỗ hổng bảo mật để từ đó giành quyền kiểm soát máy tính của bạn. Sau đó, chúng sẽ dùng máy tính này để gửi thư rác đến một địa chỉ email bất kỳ hay gửi lượng dữ liệu lớn đến một website.

Sự khác nhau trong cách thức tấn công DoS và DDoS 

Bạn có thể thấy rõ sự khác nhau trong cách thức tấn công DoS và DDoS thông qua các đặc điểm sau:

Sự khác nhau trong cách thức tấn công DoS và DDoS 
Sự khác nhau trong cách thức tấn công DoS và DDoS 

DoS

  • Hệ thống của nạn nhân chỉ bị tấn công bởi một hệ thống nhắm mục tiêu duy nhất.
  • Máy tính bị nhắm mục tiêu sẽ được tải từ gói dữ liệu được gửi từ một vị trí duy nhất được xác định.
  • So với DDoS thì tấn công DoS chậm hơn với lưu lượng truy cập trong cuộc tấn công ít hơn.
  • DoS vì sử dụng một hệ thống mà có thể bị ngăn chặn dễ dàng.
  • Chỉ một thiết bị duy nhất được sử dụng các công cụ tấn công từ chối dịch vụ DoS.
  • Cuộc tấn công DoS bị theo dõi dễ dàng.

DDoS

  • Hệ thống của nạn nhân bị tấn công bởi nhiều hệ thống nhắm mục tiêu.
  • Máy tính bị nhắm mục tiêu sẽ được tải từ gói dữ liệu được gửi từ nhiều vị trí khác nhau.
  • Việc ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS là rất khó bởi có nhiều thiết bị đang gửi gói tin và tấn công vào hệ thống từ nhiều vị trí.
  • Trong DDoS, nhiều bots sẽ được sử dụng để tấn công vào hệ thống cùng một lúc.
  • Cuộc tấn công DDoS cho phép kẻ tấn công có khả năng gửi đến mạng máy tính của nạn nhân một lưu lượng truy cập lớn.
  • Cuộc tấn công DDoS khó có thể bị theo dõi.

Bizfly Anti DDoS – Giải pháp chống DDoS và DoS hiệu quả 

Bảo vệ website trước sự tấn công của DoS và DDoS luôn là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp trước quy mô các cuộc tấn công mạng càng ngày càng lớn như hiện nay. Là một giải pháp hiệu quả được lựa chọn bởi nhiều doanh nghiệp nằm trong top đầu lưu lượng truy cập, Bizfly Anti DDoS mang đến cho người dùng những tính năng nổi bật sau:

  • Được đội ngũ kỹ sư kinh nghiệm của VCCorp tự nghiên cứu, xây dựng và triển khai, dịch vu Anti DDoS giúp người dùng có thể phát hiện và ngăn chặn hàng nghìn cuộc tấn công DDoS hiệu quả. 
  • Sử dụng giải pháp Bizfly Anti DDoS, địa chỉ IP máy chủ web sẽ không hiện diện với người dùng, từ đó giúp hạn chế tối đa các rủi ro bị khai thác điểm yếu hay tấn công trực diện vào các máy chủ web của doanh nghiệp.
  • Cơ chế lọc linh hoạt cho phép người dùng dễ dàng phát hiện ra các cuộc tấn công hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau như theo URL, theo Session hay theo Domain.

Sự khác nhau trong cách thức tấn công DoS và DDoS là điều dễ thấy nhưng chúng đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến website, khiến cho doanh nghiệp phải chịu thiệt hại về tài sản và xấu hơn là khiến máy chủ của người dùng bị nhiễm độc.

Vì vậy, việc áp dụng các giải pháp chống lại tấn công DoS và DDoS luôn là điều cần thiết mà các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện. Và Bizfly Anti DDoS sẽ giúp bạn làm được điều đó.

BizFly Cloud – Cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tốt nhất tại Việt Nam Vận hành bởi VCcorp

Gợi ý cho bạn

Có nên đổi Samsung Z Flip 3 sang Samsung Z Flip 4?
Có nên đổi Samsung Z Flip 3 sang Samsung Z Flip 4?
Sau sự kiện ra mắt Galaxy Unpacked về dòng sản phẩm smartphone màn hình gập Galaxy Z thế hệ mới của Samsung, chiếc Z Flip 4 luôn là chủ đề bàn tán của nhiều dân mê công nghệ. Vậy thì
Hướng dẫn cách backup dữ liệu website nhanh chóng
Hướng dẫn cách backup dữ liệu website nhanh chóng
Tình trạng mất dữ liệu website được đánh giá là vô cùng nghiêm trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hiện nay khi sử dụng website làm công cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng và marketing.
Hệ sinh thái BitTorrent (BTT) là gì? Tìm hiểu BBT token
Hệ sinh thái BitTorrent (BTT) là gì? Tìm hiểu BBT token
Năm 2019, BTT đã tạo nên cơn sốt trên thị trường. Đến năm 2021, BTT một lần nữa lại tạo nên sức hút lớn khi có mức tăng trưởng lên đến 40%. Vì thế trong bài viết chúng tôi sẽ

Bình luận

Bình luận