Chắc hẳn lãi suất là một trong những yếu tố mà chúng ta quan tâm nhất khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Bên cạnh mức lãi suất cố định thì lãi suất thả nổi cũng được rất nhiều người lựa chọn.
Vậy lãi suất thả nổi là gì? Có ưu – nhược điểm gì? Lãi suất thả nổi có phải là lựa chọn tối ưu cho người đi vay? Mời bạn tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Lãi suất thả nổi là gì?
Trái ngược với lãi suất cố định, lãi suất thả nổi là mức lãi được điều chỉnh theo định kỳ và có sự thay đổi theo thời gian. Mức độ điều chỉnh và thời gian điều chỉnh lãi suất sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật, được thỏa thuận cụ thể giữa tổ chức tài chính và người đi vay và được ghi rõ ràng, minh bạch trên hợp đồng vay vốn.
Thường thì lãi suất thả nổi sẽ được điều chỉnh theo các mốc thời gian cố định, có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Các ngân hàng hay tổ chức tài chính sẽ dựa vào chỉ số lạm phát cùng lãi suất tham chiếu để điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp.
Các bạn có thể tham khảo thêm Tigersmoney.com để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
Thực tế các công ty tài chính, tổ chức tín dụng chỉ áp dụng mức lãi suất thả nổi cho các khoản vay thế chấp tài sản và đa phần là áp dụng cho những khách hàng vay vốn trung và dài hạn, còn đối với khoản vay tín chấp thì sẽ áp dụng mức lãi suất cố định trong suốt quá trình vay vốn.
Phần lớn người đi vay lựa chọn hình thức lãi suất thả nổi sẽ phải thanh toán mức lãi thấp hơn so với lãi suất cố định. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người đi vay phải trả một mức lãi cao hơn do sự điều chỉnh của đơn vị cho vay.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm lãi suất thả nổi, mời bạn tham khảo qua một ví dụ dưới đây:
Ví dụ: Khách hàng A vay số tiền 100 triệu tại ngân hàng, trả góp trong 24 tháng với hình thức lãi suất thả nổi. Thời gian điều chỉnh mức lãi là 6 tháng 1 lần. Lãi suất định kỳ 6 tháng của khách hàng A như sau:
- Từ tháng 1 đến tháng 6 lãi suất là 1%/ tháng.
- Từ tháng 7 đến tháng 12 lãi suất là 1,5%/ tháng.
- Từ tháng 13 đến tháng 18 lãi suất là 1,25%/ tháng
- Từ tháng 19 đến tháng 24 lãi suất là 1%/ tháng.
Như vậy
- Số tiền lãi mỗi tháng mà khách hàng A phải thanh toán trong 6 tháng đầu = 100.000.000 * 1% = 1.000.000 VNĐ.
- Số tiền lãi mỗi tháng mà khách hàng A phải thanh toán từ tháng thứ 7 đến tháng 12 = 100.000.000 * 1,5% = 1.500.000 VNĐ.
- Số tiền lãi mỗi tháng mà khách hàng A phải thanh toán từ tháng thứ 13 đến tháng 18 = 100.000.000 * 1,25% = 1.250.000 VNĐ.
- Số tiền lãi mỗi tháng mà khách hàng A phải thanh toán trong 6 tháng cuối cùng = 100.000.000 * 1% = 1.000.000 VNĐ.
Như vậy, bạn có thể thấy được rằng sự thay đổi về số tiền lãi phải đóng theo cách tính lãi suất thả nổi sẽ thay đổi theo thời gian.
Top các đơn vị cho vay uy tín với lãi suất cạnh tranh
Đối tác | Lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Đơn vị tính là %/năm. |
Hạn mức
Số tiền khách hàng có thể vay tối đa. |
Thời hạn
Thời hạn ngân hàng cho vay tối đa. |
|
---|---|---|---|---|
12 – 18% | 500đ - 30 triệu | 3 – 12 tháng | Đăng ký vay | |
12 – 18,25% | 500 ngàn - 10 triệu | 3 – 6 tháng | Đăng ký vay | |
18% | 100 triệu | 36 tháng | Đăng ký vay | |
12 – 20% | 250 ngàn - 15 triệu | 3 – 6 tháng | Đăng ký vay | |
18.25% | 500 ngàn - 10 triệu | 3 – 6 tháng | Đăng ký vay | |
18 – 20% | 1 triệu - 15 triệu | 12 tháng | Đăng ký vay | |
18% | 3 triệu - 100 triệu | 1 – 24 tháng | Đăng ký vay | |
18% | 3 triệu - 300 triệu | 1 – 12 tháng | Đăng ký vay |
-
Lãi suất
12 – 18%
-
Hạn mức
500đ - 30 triệu
-
Thời hạn
3 – 12 tháng
-
Lãi suất
12 – 18,25%
-
Hạn mức
500 ngàn - 10 triệu
-
Thời hạn
3 – 6 tháng
-
Lãi suất
18%
-
Hạn mức
100 triệu
-
Thời hạn
36 tháng
-
Lãi suất
12 – 20%
-
Hạn mức
250 ngàn - 15 triệu
-
Thời hạn
3 – 6 tháng
-
Lãi suất
18.25%
-
Hạn mức
500 ngàn - 10 triệu
-
Thời hạn
3 – 6 tháng
-
Lãi suất
18 – 20%
-
Hạn mức
1 triệu - 15 triệu
-
Thời hạn
12 tháng
-
Lãi suất
18%
-
Hạn mức
3 triệu - 100 triệu
-
Thời hạn
1 – 24 tháng
-
Lãi suất
18%
-
Hạn mức
3 triệu - 300 triệu
-
Thời hạn
1 – 12 tháng
Cách tính lãi suất thả nổi như thế nào?
Mặc dù lãi suất thả nổi thay đổi liên tục theo biến động của thị trường, tuy nhiên mức lãi này vẫn có những quy định riêng về công thức tính để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng vay cũng như đơn vị cho vay. Cụ thể công thức tính lãi suất thả nổi được chia sẻ chi tiết như sau:
Lãi suất thả nổi = lãi suất tham chiếu + biên độ
Trong đó, lãi suất tham chiếu được quy định theo từng thời hạn vay tiền, cụ thể:
- Nếu khách hàng vay khoản vốn ngắn hạn dưới 12 tháng thì mức lãi suất tham chiếu chính là lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhận lãi sau 12 tháng.
- Đối với khách hàng vay khoản vốn lâu dài, trên 12 tháng thì mức lãi suất tham chính chính là lãi suất tiền gửi tiết kiệm trả lãi theo kỳ hạn 13 tháng hay 24 tháng.
Biên độ trong công thức được xác định bởi phần chênh lệch giữa lãi suất huy động động tiền gửi với lãi suất cho vay hay là phần chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào.
Phần chênh lệch được xem là lợi nhuận của ngân hàng, chênh lệch càng lớn, lãi suất cho vay càng cao, lợi nhuận ngân hàng thu được càng nhiều. Khách hàng vay sẽ là người chịu thiệt. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì biên độ không được quá 4,5%/ năm.
Ví dụ: Lãi suất thả nổi = Lãi suất gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ 4%
Ưu điểm của lãi suất thả nổi mà bạn nên biết
Có nhiều bạn lo lắng rằng, theo hình thức tính lãi suất thả nổi, ngân hàng sẽ tự điều chỉnh mức lãi suất gây thiệt thòi cho người đi vay.
Tuy nhiên, trong tình hình thị trường nhiều biến động như hiện nay thì việc lựa chọn lãi suất thả nổi cũng mang đến những ưu điểm nhất định. Bởi nếu lãi suất thị trường giảm thì cơ hội để khách hàng được giảm một khoản tiền lãi là rất cao.
Nhược điểm khi chọn hình thức lãi suất thả nổi
Có thể nói, việc lựa chọn loại lãi suất thả nổi giống như đánh cược vậy. Bởi khi lãi suất trên thị trường giản thì đơn vị cho vay của bạn cũng sẽ điều chỉnh mức lãi suất và bạn sẽ phải thanh toán khoản tiền lãi thấp hơn so với mức lãi phải đóng khi chọn lãi suất cố định.
Nhưng ngược lại, nếu lãi suất thị trường tăng, khoản tiền lãi mà bạn phải thanh toán cũng sẽ tăng theo. Điều này đem đến sự rủi ro cho kế hoạch thanh toán nợ của bạn.
Bên cạnh đó, khi chọn loại lãi suất thả nổi, bạn sẽ không thể tính toán chính xác khoản tiền lãi mà mình phải trả khi đến kỳ hạn thứ 2 trở đi. Việc này khiến bạn không thể tự chủ được tình hình tài chính của bản thân.
So sánh sự khác biệt giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định
Lãi suất thả nổi và lãi suất cố định đều có những đặc trưng riêng. Để giúp bạn dễ dàng quyết định nên chọn lựa hình thức lãi suất nào, chúng tôi đã chuẩn bị một bảng so sánh sự khác biệt của hai hình thức một cách chi tiết, mời bạn tham khảo:
Chỉ tiêu | Lãi suất cố định | Lãi suất thả nổi |
Bản chất | Lãi suất cố định 1 mức trong toàn bộ quá trình vay tiền | Lãi suất điều chỉnh theo định kỳ, không cố định 1 mức cụ thể |
Quy định, điều khoản trong hợp đồng | Ghi rõ con số chính xác trong hợp đồng vay vốn | Lãi suất thả nổi được ghi rõ trong hợp đồng về sự điều chỉnh nhưng không có con số cụ thể |
Cơ sở ấn định | Dựa trên lãi suất thị trường tại thời điểm ký hợp đồng vay vốn | Dựa trên chỉ số lạm phát và lãi suất tham chiếu để đưa ra mức lãi suất mới |
Chịu tác động của lãi suất thị trường | Không | Có |
Thời hạn vay | Vay trong ngắn hạn | Khoản vay trung và dài hạn |
Tính toán được chính xác số tiền lãi không? | Có | Không |
Khi lãi suất thị trường tăng | Mức lãi giữ nguyên, có lợi cho người đi vay | Người đi vay chịu thiệt vì phải đóng mức lãi cao hơn |
Khi lãi suất thị trường giảm | Người đi vay chịu thiệt vì phải đóng mức lãi suất cao hơn hiện tại | Người đi vay có lợi vì đóng lãi thấp hơn. |
Nên chọn hình thức lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi
Như đã phân tích ở trên, cả hai hình thức lãi suất này đều có những mặt nổi bật và hạn chế. Vì vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn nên chọn loại lãi suất nào tối ưu và phù hợp nhất với mình.
Đối với lãi suất cố định
Khách hàng vay sẽ phải thanh toán khoản tiền không đổi theo thời gian. Đây là lựa chọn an toàn, khách hàng có thể tự tính toán được mức lãi suất chính xác, cụ thể mà mình phải thanh toán và hoàn toàn có thể chủ động về mặt tài chính.
Tuy nhiên, với phương thức này, khi thời hạn vay dài thì lãi suất mà khách phải chịu sẽ cao hơn, dẫn đến khoản chi phí lãi phải thanh toán cũng cao hơn.
Đối với lãi suất thả nổi
Đây là lựa chọn lý tưởng cho những bạn có khả năng nắm bạn được xu hướng thay đổi của thị trường và đưa ra được những quyết định đáo hạn kịp thời.
Nhưng với hình thức này, trường hợp không nắm bắt được xu thế lãi suất thay đổi trên thị trường có thể khiến bạn phải chịu mức lãi suất cao hơn nhiều so với kỳ hạn đầu tiên, Bên cạnh đó, bạn sẽ không thể tính toán được con số cụ thể mà bạn phải thanh toán, khiến bạn bị động trong vấn đề tài chính.
Khi nào nên chọn lãi suất thả nổi?
Mặc dù thiếu tính ổn định, không tạo được cảm giác an toàn, nhưng nếu tính toán và xem xét kỹ lưỡng thì loại lãi suất thả nổi cũng mang đến nhiều lợi ích cho người vay.
Trường hợp bạn nên chọn lãi suất thả nổi:
- Bạn là người có kiến thức và am hiểu về quy luật, sự thay đổi lên xuống của thị trường thì lãi suất thả nổi không là vấn đề quá lớn.
- Nếu bạn hiểu rõ các kỳ điều chỉnh lãi suất của ngân hàng, lúc đó lên kế hoạch thu xếp tài chính và đáo hạn trước khi mức lãi suất tăng lên.
- Bạn hoàn toàn có khả năng tự chủ và cân đối được tài chính dựa trên nguồn thu nhập hàng tháng, hàng năm của bản thân. Nếu mức lãi suất thả nổi tăng lên nhưng vẫn nằm trong khả năng thanh toán của bạn thì vẫn có thể cân nhắc lựa chọn hình thức này.
- Chọn lãi suất thả nổi khi bạn vay vốn dài hạn. Trường hợp vay vốn ngắn hạn thì lãi suất cố định sẽ phù hợp với bạn hơn.
Mẹo nhỏ: Khi lựa chọn lãi suất thả nổi, bạn nên xem xét, nghiên cứu thật kỹ về cách tính lãi suất, các khoản phí phạt nếu bạn thanh toán nợ trễ hạn, dự báo về % biên độ thay đổi lãi suất của ngân hàng để tránh được những rủi ro khiến bạn mất quyền lợi.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về lãi suất thả nổi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Việc điều chỉnh mức lãi suất của thị trường là việc chúng ta không thể kiểm soát hay chủ động được. Vì vậy, bạn nên phân tích, cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng để hạn chế tối đa các rủi ro.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về lãi suất thả nổi, đừng ngần ngại bình luận ở mục bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể.
Bình luận