Nếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thì bạn sẽ không còn xa lạ với chỉ số CPI. Tuy nhiên CPI là gì thì không phải ai cũng biết? Chỉ số CPI có ý nghĩa gì trong nền kinh tế? Những thắc mắc của các bạn sẽ được Vietgle.vn giải đáp ngay dưới đây.
Nội dung chính
CPI là gì?
CPI là chỉ số giá tiêu dùng. Đây được biết đến là chỉ số được sử dụng để đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng nào đó mua.
Hiểu theo một cách khác thì CPI là chỉ số phản ánh về mức thay đổi tương đối về giá của hàng tiêu dùng theo thời gian và được tính bằng%.
Chỉ số CPI chính là chỉ tiêu được dùng phổ biến nhất để đo lường mức giá cũng như sự thay đổi của mức giá (gọi là lạm phát)
Trong kinh tế vĩ mô thì CPI sẽ đo lường chi phí trong những lĩnh vực:
- Thực phẩm và đồ uống
- Nhà ở
- Quần áo
- Phương tiện vận chuyển
- Giáo dục và truyền thông
- Giải trí
- Dịch vụ y tế
- Hàng hóa và dịch vụ khác
Phương pháp tính chỉ số CPI
Tính toán chỉ số CPI sẽ được thực hiện thông qua những bước sau đây:
- Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa
- Bước 2: Xác định giá cả
- Bước 3: Tính toán chi phí để từ đó mua giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ
- Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI được áp dụng theo công thức:
- CPIt = (Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t/Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở) x 100
- Bước 5: Tính chỉ số lạm phát theo công thức:
- Chỉ số lạm phát trong thời kỳ T = 100% x (CPI thời kỳ T – CPI thời kỳ T-1)/CPI thời kỳ T-1
Một số vấn đề đặt ra khi tính CPI
Khi tính toán chỉ số CPI do phương pháp tính toán là cố định giỏ hàng hóa vậy nên chúng ta sẽ gặp phải 3 vấn đề dưới đây:
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI có khả năng sẽ phản ánh cao hơn thực tế
- Chỉ số CPI không thể hiện được sự xuất hiện của các mặt hàng mới trên thị trường
- Chỉ số giá tiêu dùng cũng không thể hiện được sự thay đổi trong chất lượng hàng hóa
Ý nghĩa của chỉ số CPI đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng có ý nghĩa rất quan trọng. Nó được thể hiện rõ qua những ý sau:
- CPI là một chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng cũng như dịch vụ sử dụng trong sinh hoạt của dân cư và những hộ gia đình.
- Đấy là lý do chỉ số giá tiêu dùng được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi đó thì CPI tăng thì mức giá trung bình tăng và ngược lại.
- Sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng có thể gây nên lạm phát hoặc giảm phát, từ đó làm suy giảm cả một nền kinh tế. Một khi nền kinh tế có giá cả tăng đến mức không thể kiểm soát thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.
- Chỉ số giá tiêu dùng có vai trò cơ bản và quan trọng chính là thước đo của lạm phát. Chính vì vậy mà CPI được dùng phổ biến nhất với vai trò này.
- Chỉ số CPI góp phần vào sự điều chỉnh những thành phần trong nền kinh tế quốc gia. Thông qua những nghiên cứu về chỉ số giá tiêu dùng, nhà nước một quốc gia sẽ có những chính sách điều chỉ giá cả từ đó phòng tránh và hạn chế được lạm phát.
- Chỉ số giá tiêu dùng có tác dụng điều chỉnh chi phí sinh hoạt và an sinh xã hội. Theo đó thì CPI sẽ được dùng để điều chỉnh mức lương bằng việc nghiên cứu về chi phí sinh hoạt mà người lao động bỏ ra.
- Thậm chí là những nguồn lợi được hưởng từ an sinh xã hội cũng sẽ được xem xét qua chỉ số CPI với mục đích ngăn chặn tự do lạm phát trong thuế xuất.
Bên cạnh đó thì CPI vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Chỉ số giá tiêu dùng không áp dụng cho tất cả những nhóm dân cư
- Chỉ số CPI không đưa ra được các ước tính chính thức cho một số bộ phận nhỏ trong dân cư
- Chỉ số CPI không thể đo lường được những khía cạnh ảnh hưởng tới mức sống dù nó đo lường cho chi phí sinh hoạt có điều kiện
- Chỉ số CPI không xác định những yếu tố về xã hội và môi trường
- Chỉ số CPI giữa hai khu vực chênh lệch nhau nhưng không phải lúc nào cũng phản ánh giá cả của sản phẩm giữa những khu vực đó.
Mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát
Chỉ số CPI là một công cụ được dùng để đo tỷ lệ lạm phát của mỗi đất nước trong một khoảng thời gian nhất định. Cho nên CPI và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Sự biến động của CPI sẽ giúp cho doanh nghiệp/công ty xác định được tỷ lệ của sự lạm phát tăng hay giảm. Lạm phát có thể tăng hay giảm cũng đều có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế của mỗi đất nước.
Khi giá cả tăng mà không thể kiểm soát được thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát. Điều đó khiến cho đồng tiền bị mất giá và nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tác động của chỉ số giá tiêu dùng tới nền kinh tế
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng hay giảm đều có các tác động đến nền kinh tế của một đất nước. Cụ thể:
Khi chỉ số CPI tăng
Nếu chỉ số CPI tăng có nghĩa là giá cả của những loại mặt hàng tiêu dùng sẽ tăng. Điều này tác động mạnh tới đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng, đặc biệt là những đối tượng có thu nhập thấp.
Giá cả tăng khiến cho cuộc sống của họ có thể trở nên khó khăn và vất vả hơn. Từ đó khiến cho chi phí chi tiêu sinh hoạt cũng tăng lên dù tiền lương, tiền công lao động vẫn không được tăng.
Khi chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm
Nếu như chỉ số CPI giảm thì có nghĩa là giá cả của những loại hàng hóa trong giỏ hàng tiêu chuẩn sẽ giảm. Lúc này chi phí cho hoạt động tiêu dùng cũng sẽ giảm.
Nếu mức thu nhập của người lao động không đổi trong trường hợp này thì chi phí sinh hoạt của những người này này cũng sẽ ổn định và mức sống của họ cũng nâng cao hơn.
Kết luận
Những thông tin mà Vietgle.vn cung cấp đã giúp các bạn có được câu trả lời CPI là gì? Chỉ số này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nền kinh tế của một đất nước. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt trước những biến đổi trong xã hội.
Bình luận