Những năm gần đây, các bệnh liên quan đến mắt ở trẻ nhỏ đang có xu hướng gia tăng. Trong đó, nhược thị bẩm sinh là bệnh khiến cho các bậc phụ huynh quan tâm sâu sắc. Để có cái nhìn tổng quát về bệnh này có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Nội dung chính
1. Thế nào là bệnh nhược thị bẩm sinh?
1.1. Định nghĩa về nhược thị bẩm sinh?
Như chúng ta biết, mắt chúng ta nhìn thấy được là do mắt tiếp nhận được thông tin dựa vào nhãn cầu và phối hợp với não để xử lý các thông tin đó và cho ra hình ảnh.
Vì nguyên nhân nào đó mà mắt và não sợi dây liên kết bị trục trặc, làm cho sự phối hợp không được tốt khiến cho một mắt hay cả hai mắt bị mờ đi thì người ta gọi đó là nhược thị bẩm sinh.
Khi bị nhược thị thì có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Vì thế, điều quan trọng mà các cha mẹ cần chú ý đến bất kỳ một dấu hiệu hay hiện tượng bất thường nào ở mắt của trẻ để điều trị sớm căn bệnh này.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh nhược thị bẩm sinh
- Mắt bị lác
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này chính là mắt bị lác. Tức là hai mắt không nhìn về cùng một phía, một mắt nhìn thẳng, một mắt nhìn ngang. Trong hai mắt sẽ có một mắt giữ chức năng chính yếu và con mắt còn lại sẽ bị yếu đi tuy nhiên khi về lâu dài thì mắt yếu kia sẽ bị não bỏ qua và dẫn đến nhược thị. Hiện tượng mắt bị lác ở trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ rất cao, vì thế các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm tới trẻ và cho trẻ đi khám sớm để tránh mắc bệnh nhược thị.
- Tật khúc xạ
Đó có thể là cận thị, viễn thị, loạn thị nhưng lệch về một bên cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh nhược thị. Nếu không được điều trị sớm và dứt điểm thì khả năng mắc bệnh nhược thị là rất cao. Vì vậy, nếu thấy con trẻ có dấu hiệu bất thường về mắt, ba mẹ cần phải cho trẻ khám theo dõi tật khúc xạ ngay khi phát hiện để có thể chữa trị kịp thời.
- Các bất thường khác gây cản trở đến thị giác
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào ảnh hưởng đến thị giác thì bạn không được bỏ qua bởi chỉ cần một chút chủ quan thì khả năng mắc bệnh này là rất cao. Dấu hiệu phổ biến chính là chứng đục thủy tinh thể bẩm sinh, nếu để lâu không phẫu thuật sẽ gây ra nhược thị, khiến cho thị lực của bạn bị giảm sút.
1.3. Bệnh nhược thị bẩm sinh nguy hiểm như thế nào?
Đây là bệnh khiến một mắt bị yếu dần đi và nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Khả năng nhìn của trẻ sẽ bị giảm đi nhiều, dù sao việc nhìn được cả hai mắt vẫn tốt hơn là một mắt. Đặc biệt, nếu một mắt bị vấn đề sẽ ảnh hưởng đến mắt còn lại, khả năng nhìn của trẻ bị giảm đi rất lớn.
Việc phát hiện bệnh muộn thì khả năng mù vĩnh viễn có thể xảy ra. Để ngăn chặn những tình huống xấu nhất, cha mẹ nên quan sát chú ý đến con cái. Việc phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn rất cao. Lời khuyên cho bậc làm cha làm mẹ nên đưa con đi khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh sớm và điều trị dứt điểm, tránh tái phát lại.
2. Nhược thị bẩm sinh chữa khỏi hoàn toàn được không?
2.1. Nếu phát hiện sớm thì nhược thị bẩm sinh có thể điều trị khỏi hoàn toàn
Để chữa trị bệnh nhược thị được đúng nhất chính là xác định đúng nguyên nhân gây nhược thị. Việc xác định đúng nguyên nhân bạn cần đến thăm khám nhãn khoa ở các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín. Bởi nhược thị hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm, hiệu quả điều trị bệnh cao hơn.
Nếu trẻ được phát hiện sớm thì thời gian tập luyện để chữa bệnh sẽ rất ngắn. Nếu phát hiện muộn thì thời gian chữa kéo dài, thậm chí không chữa khỏi được. Bên cạnh đó, ngay cả khi những vấn đề ở mắt đã được điều trị thì khả năng nhìn giảm sút. Bởi lúc này nhược thị vẫn còn tồn tại vĩnh viễn, trừ khi nó được điều trị trước năm 7 tuổi thì mới khỏi hoàn toàn.
Trẻ ở giai đoạn trước 4 tuổi sẽ mất ít thời gian điều trị bệnh hơn khi ở giai đoạn 7 tuổi trở lên trẻ mới được đưa đi khám và phát hiện mắc bệnh nhược thị. Khi đó thời gian chậm trễ đã lấy đi cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho trẻ rồi.
Như vậy, nhược thị bẩm sinh có chữa được không hoàn toàn chữa được nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, việc kết hợp với sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ trợ cho mắt nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé.
2.2. Một số phương pháp chữa nhược thị bẩm sinh
- Đeo miếng che một bên mắt
Khi mới phát hiện bệnh chính là che đi một bên mắt tốt là phương pháp được áp dụng phổ biên. Điều này sẽ khiến cho não bộ phải chú ý đến tín hiệu từ mắt bị nhược thị và điều chỉnh tình trạng của mắt đó. Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ có thể đeo miếng che mắt khoảng 2-3 giờ/ngày.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropin
Trong trường hợp việc che mắt ở trẻ nhỏ gặp khó khăn thì việc nhỏ thuốc Atropin là phương pháp hữu hiệu nhất. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ có tác dụng điều chỉnh hai mắt sao cho bình thường nếu được sử dụng trong một thời gian.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt sẽ dẫn đến các tác dụng phụ. Đó có thể là nhạy cảm với ánh sáng, đỏ bừng mặt và có ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của mắt nên bạn cần cân nhắc và có sự tư vấn của bác sĩ.
- Tiến hành phẫu thuật điều chỉnh
Đây là cách tốt nhất để chữa bệnh này nếu hai phương pháp trên không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật sẽ giúp cho người bệnh chữa được bệnh lác, sụp mí và đục thủy tinh thể.
- Trị liệu cho mắt
- Bài tập che mắt
Lấy lòng bàn tay che đi mắt tốt và cố gắng tập trung nhìn mọi thứ xung quanh và diễn tả chúng bằng mắt bị nhược thị liên tục thực hiện từ 6 tháng đến 1 năm thì bệnh sẽ cải thiện đáng kể.
- Bài tập tập trung
Lấy một tay che mắt tốt đi, rồi dùng ngón tay trỏ của bàn tay còn lại đưa lên và từ từ di chuyển ngón tay ra xa. Mắt bị nhược thị sẽ tập trung vào sự di chuyển của ngón tay từ gần đến xa trong một thời gian. Thực hiện liên tục, nghỉ 5 phút/ lần. Thực hiện bài tập này 3 lần/ngày sẽ giúp mắt nhược thị được cải thiện rõ rệt, đồng thời có thể áp dụng một số bài tập mắt cận thị có hiệu quả tốt như vẽ tranh màu, mê cung, câu đố…
3. Cách phát hiện sớm nhược thị bẩm sinh?
3.1. Thăm khám định kỳ
Bạn cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa uy tín, chất lượng để phát hiện bệnh kịp thời. Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể và giúp chữa bệnh hiệu quả hơn.
3.2.Theo dõi các biểu hiện bất thường ở mắt trẻ
Nếu thấy ở trẻ có những biểu hiện bất thường ở mắt như: lé mắt, hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, hay than mỏi mắt… Điều cha mẹ cần thực hiện lúc này đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Những dấu hiệu này nằm ở giai đoạn sớm mà nhiều cha mẹ chủ quan không đưa con đi khám và khi bệnh nặng mới đến khám thì đã muộn.
3.3. Kiểm tra trên mắt của bé
Kiểm tra trên mắt bé là một trong những cách phát hiện sớm bệnh nhược thị ở trẻ. Bố mẹ có thể phát hiện được một số bệnh về mắt như lác mắt, độ tuổi nhỏ thì việc nhận rõ đồ vật chậm. Còn những dấu hiệu đòi hỏi chuyên môn thì bạn nên đưa con đi bác sĩ để trực tiếp kiểm tra mắt cho bé.
Có thể thấy, nhược thị bẩm sinh là một bệnh không phổ biến nhưng tỷ lệ trẻ mắc bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Việc phát hiện chậm trễ sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị mù lòa vĩnh viễn. Chính vì thế để phát hiện bệnh sớm thì bác sĩ khuyên bạn nên cho trẻ đi khám định kỳ và quan tâm hơn đến những biểu hiện bất thường ở mắt trẻ.
Bình luận