Đậu đen được biết đến là một loại đậu có nhiều lợi ích và tác dụng khác nhau như giúp xương chắc khỏe, giảm huyết áp, kiểm soát bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim… Thế nhưng, ít ai biết rằng đậu đen cũng có nhiều tác hại cần lưu ý khi sử dụng.
Nội dung chính
Giá trị dinh dưỡng của đậu đen
Đậu đen được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và được xem như một trong năm loại ngũ cốc không thể thiếu. Đậu đen được đánh giá cao vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ cao cùng một số loại vitamin, khoáng chất có lợi khác. Chính vì thế mà đậu đen có giá trị dinh dưỡng khá cao. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng một chén đậu đen nấu chín trong chế độ ăn hàng ngày cung cấp 227 calo, 15 gram protein, 15 gram chất xơ, không chất béo, 64% folate, 40% đồng, 38% mangan, 35% vitamin B1 (Thiamine), 30 % magie, 24% phốt pho, 20% sắt.
Tác hại của đậu đen
Không tốt cho nhóm người hàn lạnh
Đậu đen trong Đông y là một vị thuốc có tính hàn, vị ngọt có tác dụng giải độc, trừ thấp, bổ huyết, bổ thận, bồi bổ cơ thể. Xuất phát từ tác dụng đó, việc uống nước hay ăn chè đỗ đen vào những ngày nóng, giúp thanh lọc cơ thể trở nên có tác dụng.
Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà những người thuộc nhóm hàn lạnh, tứ chi lạnh, hay tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng… cần cẩn trọng khi sử dụng đậu đen. Những đặc tính của chúng có thể làm tình trạng cơ thể của những người này trở nên xấu hơn.
Không tốt cho tiêu hóa
Chất xơ và một số thành phần trong đậu đen được xem là tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên, thành phần chất xơ quá cao trong đậu đen, trung bình 100g đậu đen cung cấp 48% nhu cầu chất xơ của cơ thể, lại là tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Điều này khiến cho những người rối loạn tiêu hóa, đại tràng, loét tá tràng không được sử dụng nếu không tình trạng sẽ diễn biến trầm trọng hơn.
Ngay cả đối với người bình thường, ăn quá nhiều đậu đen cũng làm cho các enzym trong dạ dày và ruột non gặp khó khăn trong việc phân giải và tiêu hóa thức ăn.
Không tốt cho thận
Một điều mà không phải ai cũng biết, đó là đậu đen xanh lòng chống chỉ định với những bệnh nhân mắc bệnh thận, nhất là suy thận. Khi sử dụng đậu đen sẽ đòi hỏi thận làm việc nhiều để loại trừ các chất dư thừa có hại trong cơ thể. Việc thận đã bị tổn thương lại thêm gánh nặng hoạt động nhiều rất không tốt cho những ai đã mắc bệnh thận.
Chúng ta không phủ nhận tác dụng và hữu ích của đậu đen cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng hợp lý, vừa phải, trách tình trạng lạm dụng.
Làm cơ thiếu chất
Đậu đen có hàm lượng dinh dưỡng cao. Một chén đậu đen bình thường có thể cung cấp đến cung cấp 227 calo, 15 gram protein, 15 gram chất xơ, không chất béo, 64% folate, 40% đồng, 38% mangan, 35% vitamin B1 (Thiamine), 30 % magie, 24% phốt pho, 20% sắt và không có chất béo. Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy quả thật rất thích hợp và lý tưởng để sử dụng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đậu đen lại ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triển của cơ.
Đậu đen chứa một phần nhỏ chất phytate. Chất này gây cản trở sự hoạt động hấp thu vitamin và khoáng chất của cơ thể. Về lâu về dài có thể làm cơ thiếu chất. Bình thường ảnh hưởng của tác hại này không lớn nên nhiều người bỏ qua nhưng nó cũng rất đáng lưu tâm, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Giảm hiệu quả của thuốc
Bản thân đậu đen được biết đến và sử dụng như một vị thuốc. Tuy vậy, trong đậu đen có một số loại photpho hữu cơ, protein và kim loại nặng khi vào cơ thể sẽ hình thành các dạng kết tủa. Với người bình thường các kết tủa này không có tác hại nhưng với những ai đang sử dụng thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, bao gồm cả Đông y và Tây y.
Do đó, với những ai đang dùng thuốc điều trị bệnh không nên ăn đậu đen gần giờ uống thuốc. Bạn nên dùng đậu đen trước hoặc sau hai giờ tính từ thời điểm uống thuốc để đảm bảo tác dụng của thuốc.
Như vậy, dù là một vị thuốc có nhiều thành phần dinh dưỡng, protein, chất xơ, chất khoáng… có lợi cho cơ thể nhưng song song đó, đậu đen vẫn có một vài tác hại và chống chỉ định với một số người nhất định. Hãy lưu ý những tác hại trên của đậu đen để có thể sử dụng loại đậu này một cách tốt nhất, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé.
Bình luận