Tổng hợp những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dây thì mà phụ huynh cần biết

Trầm cảm – một trong những căn bệnh thường xuất hiện ở trẻ vị thành niên hay ở những gia đình có con trong độ tuổi 10 đến 18 có triệu chứng thay đổi thất thường về tính cách và hành vi. Đó có thể là một trong những thay đổi khiến trẻ bị mắc bệnh trầm cảm. Làm sao để nhận biết bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì?

1. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì về tâm lý

Luôn thấy tức giận vô cớ không rõ nguyên nhân

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trong cuộc sống ngày nay, áp lực học hành tạo nên một sức ép khá là nặng nề hay một phần cũng do áp lực của gia đình khiến trẻ trở nên nóng tính hơn. Có một số trẻ xuất hiện biểu hiện đập phá nhà cửa, la hét, cáu gắt với mọi người xung quanh.

Cảm thấy thấy thất vọng về bản thân mình

Một trong những cảm xúc, cảm giác của trẻ đang có dấu hiệu trầm cảm là buồn bực, luôn thất vọng về bản thân mình. Khi bé có dấu hiệu như vậy gia đình cần đưa bé tới bác sĩ tâm lý để kiểm tra sức khỏe cho bé nhé!

Cảm thấy buồn chán không lý do

Nếu bạn thấy trẻ luôn trầm lặng, không vui đùa hoạt bát như bình thường thì bạn hãy tìm nguyên nhân và chia sẻ với trẻ, an ủi động viên trẻ để trẻ vượt qua

Không có hứng thú trong sở thích, giao tiếp

Trẻ vị thành niên bị trầm cảm thường hay nổi loạn

Thường thì trẻ sẽ không có hứng thú với giao tiếp và với các sở thích khi trẻ đang mắc bệnh trầm cảm. Trẻ sẽ thu mình lại một góc, chỉ ở trong phòng một mình.

Trẻ thường hay có thái độ nổi loạn – một trong những dấu hiệu trầm cảm. Vì vậy, phụ huynh cần phải quan tâm, để ý con em mình hơn, thường xuyên quan tâm, chia sẻ với con, tìm hiểu nguyên nhân khiến con thay đổi thất thường hoặc cho con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín tránh tình trạng trẻ bị nặng hơn.

Trở nên nhạy cảm với lời phê bình, chê bai

Hầu như, trẻ ở tuổi vị thành niên rất dễ bị mặc cảm khi bị chê bai, phê bình về nhiều yếu tố như: học tập, ngoại hình, …

Bi quan về cuộc sống

Khi trẻ bị trầm cảm, trẻ thường hay nghĩ rất tiêu cực, nghĩ bất cứ chuyện gì mình đều là nạn nhân, luôn muốn nhận sự thương hại từ người khác. Trẻ luôn cảm thấy khó chịu, bức bối với cuộc sống xung quanh mình.

Khó khăn để có thể tập trung, thường hay quên

Trẻ bị trầm cảm sẽ luôn cảm khó khăn để nhớ một việc gì đó, khó có thể tập trung , hay lơ đãng, quên trước quên sau. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh trầm cảm của trẻ.

Suy nghĩ, có những câu nói về cái chết, hay tự tử

Nếu trẻ bị trầm cảm, khi nói chuyện thì trẻ hay nói đến những câu về cái chết hay tự tử ngoài ra còn có những dấu hiệu bất thường khác. Thì đây là dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bạn nên đưa trẻ đi khám tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết

Khi bệnh trầm cảm đã phát triển nặng thì trẻ có sẽ bị ám ảnh bởi cái chết và có khả năng trẻ sẽ làm theo.                     

2. Những hành vi biểu hiện của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Thay đổi thói quen ngủ

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ tuổi dậy thì

Giấc ngủ bình thường của trẻ từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày, nhưng nếu là trẻ trầm cảm thì rất khó có thể ngủ được, trẻ sẽ thấy luôn trằn trọc, khó ngủ, ngủ hay mơ ác mộng khiến cho tình trạng mất ngủ kéo dài.                              

Rối loạn ăn uống, giảm hoặc tăng cân quá mức

Trẻ bị trầm cảm sẽ cảm thấy luôn chán ăn, hay bỏ bữa làm cho cơ thể bé bị giảm cân, thiếu máu trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó vẫn có một số trẻ do trầm cảm nặng, luôn muốn ăn để giảm bớt sự căng thẳng, buồn phiền dẫn đến cơ thể tăng cân quá mức.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Khi bị trầm cảm, cơ thể của bé luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, lo âu

Trở nên khép mình, thích ở một mình

Dấu hiệu rõ thấy thấy ở trẻ bị trầm cảm là hay ở một mình, ngại giao tiếp và sống khép mình lại.

Dùng chất kích thích, rượu bia

Trẻ bị trầm cảm thường tìm đến các chất kích thích

Bệnh trầm cảm có thể khiến trẻ bắt đầu sử dụng các chất kích thích; uống rượu bia; hoặc có thể sử dụng các chất gây nghiện như ma túy. Phụ huynh cần để ý và đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý để chữa trị kịp thời.            

Học tập sa sút

Bệnh trầm cảm cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của trẻ vị thành niên khiến cho trẻ khó tiếp thu bài học. Vì vậy các bậc cha mẹ nên quan tâm để ý con cái của mình hơn nhé!

Ít chú ý chăm sóc bản thân

Có nhiều trẻ khi bị trầm cảm sẽ lười chăm sóc, quan tâm bản thân mình, chẳng hạn như không vệ sinh các nhân hàng ngày: tắm, rửa, vệ sinh…

Không kiểm soát được hành động

Thông thường, khi bị trầm cảm, trẻ sẽ không thể kiểm soát được bản thân của mình. Luôn  có những hành vi chống đối cha mẹ, bỏ học, hay bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội như ma túy, chống đối lại xã hội. Gây rối loạn cảm xúc và hành vi của mình.

Tự thay đổi bản thân

Bệnh trầm cảm khiến trẻ quên đãng trí nhớ

ở lứa tuổi vị thành niên, tuổi dậy thì, khi cơ thể trẻ thay đổi rất khó có thể nhận biết bị bệnh trầm cảm. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng đó là con cái đang trong độ tuổi dậy thì, sẽ có nhiều thay đổi và đó là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu việc thay đổi nhanh chóng làm những việc lệch chuẩn thì cha mẹ nên theo dõi con cái nhiều hơn.

Trên đây là những dấu hiệu bị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên. Cha mẹ, thầy cô và những người thân bên cạnh cần phải quan tâm tới trẻ nhiều hơn. Nếu trẻ có nhiều triệu chứng lạ cần cho trẻ đến các bác sĩ tâm lý để kiểm tra.

Bình luận

Bình luận