Nhiễm độc kim loại nặng – Cơ chế nhiễm, triệu chứng và tác hại đối với sức khỏe

Trong cuộc sống ngày nay, chúng ta rất dễ bị nhiễm độc kim loại nặng nhưng chỉ đến khi cơ thể biểu hiện thành bệnh thì mới biết. Cùng Vietgle tìm hiểu cơ chế nhiễm, triệu chứng và tác hại của nhiễm độc kim loại nặng lên sức khỏe nhé.

 1. Cơ chế của nhiễm độc kim loại nặng

Cơ thể chúng ta nhiễm độc kim loại nặng chủ yếu thông qua 3 con đường:

1.1. Nhiễm độc kim loại nặng qua đường tiêu hóa (nguồn nước và thức ăn)

Ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất chính là hậu quả của việc không xử lý hoặc xử lý không triệt để nước thải và chất thải từ sinh hoạt cũng như từ các hoạt động sản xuất… Kim loại nặng sẽ đi theo nước uống xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vào cơ thể chúng ta hoặc đi theo món ăn chế biến từ thực phẩm được nuôi trồng trong môi trường nhiễm độc kim loại nặng như thủy sản được nuôi trong nguồn nước ô nhiễm, rau củ quả được trồng trên đất bị ô nhiễm hay xa hơn là gia súc hoặc gia cầm cũng được nuôi bằng nguồn thức ăn ô nhiễm,…..

Nguồn nước bị ô nhiễm
Nguồn nước bị ô nhiễm

1.2. Nhiễm độc kim loại nặng qua đường hô hấp

Không khí ngày càng trở nên ô nhiễm từ khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, từ các phương tiện giao thông và từ lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ mà hàng ngày chúng ta thải ra môi trường. Trong khi đó,  các biện pháp bảo vệ tạo không thực sự hiệu quả và bền vững: diện tích che phủ rừng ngày càng thấp trong khi lượng khí thải do chúng ta tạo ra ngày một tăng, các loại khẩu trang tạo an tâm giả tạo, các thiết bị lọc không khí như máy lạnh, máy điều hòa không khí trong nhà và trong ô tô lại tạo ra khí CFC và HCFC làm thủng tầng ozon.

1.3. Nhiễm độc kim loại nặng do tiếp xúc qua da

Dù không trực tiếp như con đường hô hấp hay tiêu hóa nhưng nhiễm độc kim loại nặng vẫn để lại hậu quả to lớn như thông qua không khí của môi trường làm việc, qua các công cụ dụng cụ lao động, qua đồ chơi của trẻ em hay qua còn đường ít ai ngờ tới là mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da khi thị trường nhan nhản các mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da giả và kém chất lượng.

2. Triệu chứng của nhiễm độc kim loại nặng

Có những trường hợp khi nhiễm độc kim loại nặng biểu hiện rất nhanh nhưng cũng có nhiều trường hợp nhiễm độc kim loại nặng được tích tụ tới một thời điểm nào đó mới bùng phát và nhiều khi quá trễ để chữa trị. Chúng ta cần biết một số triệu chứng mãn tính và cấp tính của việc nhiễm độc kim loại nặng như dưới đây để kịp thời phát hiện, chữa trị.

2.1. Các triệu chứng mãn tính 

Phần lớn các triệu chứng mãn tính thường xảy ra khi chúng ta đã tiếp xúc với nguồn kim loại nặng trong một thời gian khá dài và thường rất khó nhận biết. Một số dấu hiệu phổ biến như bị liệt, tổn thương não do nhiễm chì, viêm loét da, viêm nướu… khi bị nhiễm Crom, mắc một số bệnh ung thư da, phổi, thần kinh ngoại biên… là bởi nhiễm Asen (thạch tín).

2.2. Các triệu chứng cấp tính

So với các triệu chứng mãn tính thì các triệu chứng cấp tính thường dễ nhìn thấy và bắt gặp hơn khi chúng ta có nguy cơ nhiễm độc  kim loại nặng. Tuy nhiên, nếu như triệu chứng mãn tính phát tác từ từ thì triệu chứng cấp tính đe dọa trực tiếp đến tính mạng, có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe chúng ta  một cách nhanh chóng. Nếu bị nhiễm chì, bệnh nhân sẽ gặp phải triệu chứng cấp tính là đau bụng buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,… Nhiễm Crom sẽ vô cùng khó thở, ói .mửa, xuất huyết trong ruột, Nhiễm thủy ngân gây thiếu máu dễ bị kích thích, mệt mỏi, mất ngủ, …

Khó thở là một trong các  triệu chứng thường gặp
Khó thở là một trong các triệu chứng thường gặp

3. Tác hại của nhiễm độc kim loại nặng đối với sức khỏe chúng ta

Khi bị nhiễm độc kim loại nặng thì tác hại của chúng đối với sức khỏe chúng ta vô cùng trầm trọng và nguy hiểm. Vietgle xin thông tin  tác hại của 10 kim loại nặng chủ yếu:

3.1. Nhôm

Nhôm là kim loại cực kỳ phổ biến, có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống của chúng ta: không khí, nước uống, dược phẩm, vật dụng, sản phẩm tiêu dùng… Nếu cơ thể bị nhiễm nhôm với hàm lượng lớn thì sẽ gây ảnh hưởng khá trầm trọng như làm đau nhức xương, tổn thương mô, hệ xương, giảm hồng cầu trong máu, gây thiếu máu,  có các triệu chứng bệnh ung thư phổi hay tụy tạng…

3.2. Chì

Chì được sử dụng rộng rãi tại nhiều xưởng, nhà máy sản xuất công nghiệp, mỹ phẩm… Nếu không may bị nhiễm độc kim loại nặng này, chúng ta có thể bị rối loạn thần kinh, thiếu máu, cao huyết áp,  suy thận,.. Đối với phụ nữ, dễ bị sảy thai, sinh non, thậm chí là vô sinh. Với trẻ em – người có nguy cơ nhiễm chì cao thì sẽ bị tác động lên hệ thần kinh trung ương cũng như não bộ gây hôn mê, co giật hoặc tử vong hay chậm phát triển và rối loạn hành vi,…

Sản xuất  công nghiệp thường xuyên tiếp xúc với chì
Sản xuất công nghiệp thường xuyên tiếp xúc với chì

3.3. Thiếc

Thiếc là một kim loại phổ biến giống như nhôm. Nếu phải tiếp xúc với hàm lượng lớn thì kim loại này sẽ khiến hệ hô hấp của chúng ta bị ảnh hưởng trầm trọng kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…nặng hơn sẽ dẫn đến căn bệnh ung thư.

3.4. Thallium

Thallium được sử dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp như sản xuất thuốc trừ sâu, diệt chuột,  điện tử, thủy tinh… Bên cạnh đó, nó còn được áp dụng với nhiều mục đích khác nhau trong ngành y tế. Chỉ cần một nồng độ Thallium thấp cũng có thể khiến cho chúng ta bị nhiễm độc với nhiều triệu chứng, dấu hiệu cấp tính như rối loạn thị giác, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, trầm cảm…

3.5. Thủy ngân

Thủy ngân là được tìm thấy khá nhiều ở trong pin, thuốc xịt muỗi, thuốc mỡ và một số loài cá biển như cá chó, cá kiếm, cá vược… Con đường dễ lây nhiễm độc kim loại nặng này chính là tiêu hóa thức ăn, nguồn nước, thủy sản và qua con đường hô hấp khi hít phải những chất thải công nghiệp. Thủy ngân có thể gây ra một số triệu chứng cấp tính như ớn lạnh, khó thở, đau bụng, dị ứng, mệt mỏi, nhức đầu… Đặc biệt, Thủy ngân cực độc với thai nhi, gây khuyết tật thần kinh hay bại não biến dạng chi, … phụ nữ mang thai phải cẩn thận và hạn chế ăn cá biển có chứa nhiều thủy ngân.

Thủy ngân gây hại nghiêm trọng đến thai nhi
Thủy ngân gây hại nghiêm trọng đến thai nhi

3.6. Cadmium

Cùng với chì và thủy ngân thì Cadmium cũng được coi là một trong những kim loại nguy hiểm nhất đối với cơ thể chúng ta. Bởi  vì Cadmium có nhiều trong đất nên nguyên nhân chủ yếu khiến bị ngộ độc nguyên tố này chính là thông qua nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm. Và nhiều khi chúng ta hít phải bầu không khí nhiễm Cadmium từ các nhà máy sản xuất công nghiệp thải ra. Rất hiếm xảy ra những trường hợp bị ngộ độc Cadmium vì cơ thể hấp thu chúng rất ít nhưng nếu bị một lượng nhỏ cũng sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng. Những dấu hiệu, triệu chứng đầu tiên dễ thấy là sốt cao, nhịp tim chậm, khó thở, đau thắt ngực…

3.7. Asen (thạch tín)

Asen là “vị vua của các chất độc” bởi nó có thể giết chết một người trưởng thành với hàm lượng bằng nửa hạt ngô. Chất độc này có thể được tìm thấy ở nguồn nước ngầm, đất, bầu không khí hay thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày. Bị ngộ độc Asen cấp tính, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng, dấu hiệu như khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt thâm tím, có thể gây tử vong nhanh chóng. Nếu nhiễm độc ở mức độ thấp, sẽ gây buồn nôn, thiếu máu, rụng tóc, mệt mỏi, nhịp tim rối loạn, mạch máu bị tổn thương… có thể đến căn bệnh ung thư rồi chết.

3.8. Bismuth

Trong các kim loại, Bismuth là nguyên tố bất thường do độ độc tính của nó không quá cao. Nó được sử dụng nhiều trong ngành y tế để chế tạo thành thực phẩm hỗ trợ sức khỏe như làm thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm độc kim loại nặng này với hàm lượng lớn, có thể ảnh hưởng tới não trầm trọng.

3.9. Mangan

Mangan là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta với hàm lượng vừa đủ – dao động mỗi ngày khoảng 30-50mg/kg. Nếu vượt quá hàm lượng trên thì kim loại này hoàn toàn có thể gây độc cho chúng ta. Nó có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn hay tế bào…

Mangan đặc biệt rất có hại cho trẻ em nên phụ nữ đang mang thai cũng như trẻ em cần tránh xa và tuyệt đối, không nên tiếp xúc với nguồn nước có chứa Mangan. 

3.10. Crom

Crom được dùng trong xi mạ đồ dùng
Crom được dùng trong xi mạ đồ dùng

Giống như đồng, chì, nhôm hay thiếc thì crom cũng là một trong những hợp chất được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong các ngành ứng dụng sản xuất công nghiệp như in mực, nhuộm, mạ điện kim loại, thuộc da… Nó cũng có thể tự xuất hiện tự nhiên thông qua các hoạt động như phong hóa địa chất đất và đá hay phun trào núi lửa…  Nếu hàm lượng crom cao đi vào trong cơ thể thì sẽ gây ngộ độc dẫn đến tử vong. Với lượng nhỏ thì về lâu dài, sẽ tích tụ từ từ kèm theo các biến chứng, dấu hiệu như viêm mũi, loét da, ảnh hưởng đến hô hấp…

Với những thông tin hữu ích về cơ chế, triệu chứng cũng như tác hại của việc nhiễm độc kim loại nặng mà Vietgle vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn có thể phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm.

Bình luận

Bình luận