Các biểu hiện của stress trong học tập của học sinh mà phụ huynh cần biết

Hiện nay rất nhiều bạn học sinh gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm lý do stress học tập, căng thẳng, lo lắng quá độ. Đâu là biểu hiện nhận biết của stress trong học tập? Làm gì để hạn chế stress cho các em học sinh? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết được các dấu hiệu của stress trong học tập và cách khắc phục.

1. Stress trong học tập có biểu hiện như thế nào?

Áp lực bài vở, thi cử, sự mong đợi của phụ huynh chính là những nguyên nhân dẫn trẻ dễ bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng cao độ và stress. Áp lực học tập thường rất khó xác định, bố mẹ dễ bỏ qua, khiến tình trạng căng thẳng của trẻ thêm nghiêm trọng, dưới đây là một số biểu hiện hay gặp mà phụ huynh cần lưu ý.

1.1 Học tập sa sút

Stress trong học tập rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về tâm thần
Stress trong học tập rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về tâm thần 

Nhiều người cho rằng  kết quả học tập sa sút, kém đi là do trẻ lười nhác, ham chơi. Tuy nhiên ít phụ huynh nào biết được những áp lực về việc học tập đè nặng trên vai cũng rất dễ khiến trẻ học tập sa sút. Sự kỳ vọng từ cha mẹ quá mức khiến tinh thần bất ổn, đầu óc căng thẳng một phần nào đó tác động đến trẻ, không thể tiếp thu kiến thức, trí nhớ cũng suy giảm đi rất nhiều.

1.2. Việc tập trung trong học tập gặp khó khăn

Thần kinh căng thẳng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi do áp lực học tập chính là tác nhân khiến trẻ tinh thần bất ổn. Điều này khiến cho trẻ không thể tập trung hay tiếp nhận thông tin vào não bộ, đồng thời vô hình chung là trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi và chán nản với mọi thứ.

1.3. Mất ngủ thường xuyên

Học tập cao độ, lo lắng bài vở hằng ngày và đau đầu về vấn đề thi cử khiến trẻ khó ngủ thậm chí không ngủ được. Đầu óc căng thẳng cộng với chứng mất ngủ kéo dài khiến cho cơ thể trẻ nhanh chóng bị suy nhược về cả thể chất lẫn tinh thần.

1.4. Lo lắng bất an

Young woman consoling her friend. Los Angeles, America. July 2017
Young woman consoling her friend. Los Angeles, America. July 2017

Áp lực về điểm số, kết quả, cùng sự mong đợi của gia đình tạo áp lực về học tập cho trẻ vô cùng lớn. Làm cho các em luôn trong trạng thái mệt mỏi, cảm thấy lo lắng, không tự tin, luôn trong trạng thái bất an và căng thẳng cao độ.

1.5. Tình trạng sợ đi học, sợ gặp thầy cô

Một trong những biểu hiện thường thấy của chứng stress do áp lực học tập chính là trẻ không muốn đến lớp, sợ đi học, không muốn gặp thầy cô. Trẻ luôn lo lắng sẽ bị la mắng, trách móc vì bài vở ở trường, tình hình học tập khiến cho các em muốn trốn tránh, sợ đến trường lớp.

1.6. Rối loạn tiêu hóa

Áp lực học tập, stress cao độ còn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn. Người thường xuyên ở trạng thái lo lắng, căng thẳng sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, luôn cảm thấy ăn uống không ngon miệng, hay bị đầy bụng, buồn nôn.

1.7. Hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh

Áp lực học tập khiến trẻ mệt mỏi và căng thẳng ngại giao tiếp với mọi người
Áp lực học tập khiến trẻ mệt mỏi và căng thẳng ngại giao tiếp với mọi người

Biểu hiện của stress trong học tập tiếp theo mà cha mẹ cần phải nhận biết khi thấy lầm lì, ít nói, giao tiếp với mọi người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có nhiều trẻ khi chịu quá nhiều áp lực về việc học vô hình khiến chúng trở nên lầm lì, ít nói, ngại giao tiếp và tiếp xúc với mọi người xung quanh, muốn trốn tránh một mình. Chúng không muốn bất kỳ ai hỏi về việc học hành như kết quả học tập…. hoặc có tư tưởng chống đối và trở nên cộc cằn hơn rất nhiều.

1.8. Cáu gắt không rõ nguyên nhân

Áp lực của học hành khiến rất nhiều đứa trẻ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, không muốn nói chuyện, giao tiếp với bất kỳ ai và có biểu hiện thường xuyên cáu gắt mà không rõ nguyên nhân. Những lúc tinh thần bất ổn, lo lắng và mệt mỏi, stress cao độ thì trẻ rất nhạy cảm nếu ai đó hỏi han, quan tâm về việc học.

1.9. Học tập cao độ, quá mức

Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ quá mệt mỏi trong học tập sẽ khiến chúng chống đối lại nó, nhưng phần lớn chúng lựa chọn cách lao vào học tập, học suốt ngày đêm vì lo lắng về kết quả, điểm số. Việc lao đầu vào học tập quá mức, liên tục không ngừng nghỉ khiến não bộ của trẻ càng trở nên căng thẳng, stress có xu hướng sẽ nặng hơn.

1.10. Xuất hiện các biểu hiện chống đối, tiêu cực

Không phải đứa trẻ nào chịu áp lực cũng sẽ cố gắng để đạt được kết quả như mong muốn hoặc như các bậc phụ huynh đang có suy nghĩ sai lầm. Một số đứa trẻ khi bị stress vì học tập quá mức, khiến chúng có những biểu hiện chống đối, các biểu hiện tiêu cực đi kèm xuất hiện, bất hợp tác với bạn bè, thầy cô và gia đình.

1.11. Hay đau đầu, buồn ngủ

Học tập cao độ, đầu óc căng thẳng, thường xuyên lo lắng khiến trẻ mệt mỏi, đầu óc mơ hồ, hay đau đầu và buồn ngủ một dấu hiệu rất hay gặp phải ở những đứa trẻ bị stress do áp lực của việc học.

1.12. Than vãn về việc học tập thường xuyên

Ngoài việc nhiều đứa trẻ lại có biểu hiện của áp lực học tập biểu hiệu cho thấy sự căng thẳng, stress trong học tập thường xuất hiện ở trẻ như hay than vãn về việc học, chúng kêu la mệt mỏi, bài vở quá khó,… Nếu thấy trẻ có những biểu hiện than vãn như vậy rất có thể đã rơi vào tình trạng stress do áp lực của việc học.

2. Cần làm gì khi thấy con có biểu hiện stress trong học tập

Làm thế nào để vượt qua stress trong học tập giữ tâm lý thoải mái nhất
Làm thế nào để vượt qua stress trong học tập giữ tâm lý thoải mái nhất

Stress cao độ do học tập quá mức vô cùng nguy hiểm, dễ khiến trẻ bị rối loạn tâm thần. Do đó, các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm, khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của việc căng thẳng, mệt mỏi vì học tập, phụ huynh cần kịp thời tác động để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

2.1. Thường xuyên trò chuyện với con nhiều hơn

Trò chuyện, tư vấn, tâm sự với trẻ nhỏ là giải pháp tối ưu nhất giảm thiểu stress
Trò chuyện, tư vấn, tâm sự với trẻ nhỏ là giải pháp tối ưu nhất giảm thiểu stress

Hãy luôn lắng nghe con tâm sự những khó khăn, mệt mỏi trong học tập từ đó thay vì trách móc hãy cùng chia sẻ, đồng hành cùng trẻ. Khi trò chuyện với con nhiều hơn bố mẹ sẽ nhận thấy được những khó khăn mà trẻ đang trải qua, gặp phải. Từ đó bậc phụ huynh cần tìm cách giúp đỡ trẻ có phương pháp học tập, nghỉ ngơi phù hợp.

2.2. Tìm giải pháp gỡ rối những khó khăn vấn đề trong học tập thay vì đặt nặng điểm số

Cùng trẻ học tập, trò chuyện, lắng nghe xem những đứa trẻ đang cảm thấy khó khăn ở đâu để đồng hành cùng con vượt qua. Cha mẹ tuyệt đối không nên đặt nặng vấn đề thành tích và điểm số. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Thay vì tạo áp lực cho con, cha mẹ nên đồng hành cùng con trong việc học, định hướng cách học, khuyên trẻ nghỉ ngơi và lựa chọn phương pháp phù hợp với năng lực của trẻ.

Bố mẹ cũng nên có những phương pháp giúp con hứng thú với việc học tập. Hãy là người biết phê bình, khen thưởng đúng lúc, những món quà nho nhỏ tặng vì con có những tiến bộ trong học tập hay làm được việc tốt, giúp đỡ mọi người. Không cần quá đặt nặng vấn đề, chỉ cần những món quà nhỏ như đồ chơi con yêu thích hay chiếc balo đi học mới màu sắc trẻ thích hoặc bộ dụng cụ học tập đầy đủ,… Đây được coi là liệu pháp cực kỳ hiệu quả có tác dụng khích lệ con cố gắng và cảm thấy được quan tâm, yêu thương hơn rất nhiều đấy.

2.3. Tạo điều kiện cho con phát triển năng khiếu của mình

Bố mẹ nên quan tâm và chia sẻ việc học tập cùng trẻ
Bố mẹ nên quan tâm và chia sẻ việc học tập cùng trẻ 

Thay vì ép buộc trẻ học một môn học mà trẻ không có hứng thú, đam mê và năng lực, khiến trẻ căng thẳng và xuất hiện các biểu hiện của stress trong học tập. Cha mẹ nên lắng nghe, tâm sự để con được chia sẻ những điều mà con muốn, môn học mà con yêu thích và có đam mê. Tuyệt đối không nên ngăn cấm mà hãy tạo điều kiện tối đa để trẻ có thể tự quyết định và lựa chọn môn học mà bé yêu thích thay vì ép buộc.

2.4. Xây dựng chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ có một nguồn năng lượng dồi dào để tham gia học tập một cách tích cực. Nên lựa chọn các thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng. Thực đơn mỗi ngày nên được chế biến đa dạng thành các món ăn ngon, hấp dẫn, hợp khẩu vị trẻ, đặc biệt nên sử dụng nhiều thực phẩm bổ não, tăng cường trí nhớ.

Hạn chế cho con ăn các thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, chất kích thích có hại cho sức khỏe của trẻ. Một bữa cơm ngon miệng, đầy dinh dưỡng, cả nhà cùng ăn cơm và chia sẻ việc học cùng con điều này không chỉ ngăn chặn được tình trạng căng thẳng mà con cái cảm thấy được bố mẹ đồng hành tạo động lực phấn đấu.

Ngoài ra, bố mẹ cũng phải quan tâm đến giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi của con đảm bảo khoa học nhất. Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ góp phần giúp trẻ cải thiện trí óc và khả năng tập trung, tâm trạng thoải mái. Xây dựng cho trẻ thói quen hằng ngày để trẻ vận động, thư giãn sẽ giúp mọi căng thẳng được giải tỏa, đầu óc trở nên minh mẫn hơn.

2.5. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để tìm hướng can thiệp kịp thời

Nếu nhận thấy trẻ stress nặng thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám tâm lý tại các cơ sở y tế có tiếng, các chuyên gia tâm lý và bác sĩ chuyên khoa. Từ đó sẽ có các can thiệp kịp thời, đưa ra liệu pháp phù hợp, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Trẻ nhỏ nên được trở về tuổi hồn nhiên nhất của mình
Trẻ nhỏ nên được trở về tuổi hồn nhiên nhất của mình

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc những biểu hiện và cách khắc phục tình trạng stress căng thẳng trong học của trẻ. Học tập rất quan trọng tuy nhiên không nên khiến nó trở thành nỗi ám ảnh đối với trẻ, bố mẹ hãy giúp trẻ có một tinh thần học tập tự nguyện và hãy luôn bên trẻ để động viên, chia sẻ giúp con vượt qua những khó khăn. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải đáp.

Bình luận

Bình luận