Liệt dây thần kinh số 7 là căn bệnh mà không phải ai cũng có những kiến thức về nó. Căn bệnh này là gì và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của chúng ta ra sao. Bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này nhé!
Nội dung chính
1. Thực chất liệt dây thần kinh số 7 là gì
Theo định nghĩa chuyên sâu, dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động, kiểm soát cơ mặt. Thông thường những người mắc bệnh này sẽ mất khả năng vận động toàn bộ hoặc 1 phần các cơ trên nửa mặt. So với liệt ngoại biên với liệt trung ương vì một bên liên quan đến dây thần kinh số 7, 1 bên liên quan đến tổn thương não.
Dây thần kinh số 7 nằm ở vị trí nào? Thông thường dây thần kinh này gồm có 3 đoạn:
Thứ nhất, đoạn trong sọ kéo dài từ rãnh hành cầu, dây số 7 sẽ đi ra khỏi não và đi vào xương đá qua đường lỗ tai trong.
Đoạn thứ hai nằm trong xương đá bao gồm 1 phần đi xuyên qua ống tai trong và 1 phần đi trong ống thần kinh mặt
Đoạn thứ ba là nằm ngoài sọ bắt đầu từ lỗ châm chũm, đi chéo rồi xuyên vào tuyến mang tai. Dây thần kinh số 7 và các nhánh nằm rất nông, dưới là tĩnh mạch dưới hàm và động mạch cảnh ngoài.
2. Liệt dây thần kinh số 7 là do đâu?
2.1 Thần kinh VII trung ương bị liệt
Trong y học nhồi máu não hay còn gọi là xuất huyết não là do bị tai biến mạch máu não hoặc gọi là đột quỵ não. Đây là hiện tượng một phần não bộ bị tổn thương đột ngột bởi mạch máu bị tắc hay bị vỡ,
Việc hình thành một khối tế bào bất thường trong não, chèn ép lên các dây thần kinh và hủy hoại chúng được gọi là u hệ thần kinh trung ương hoặc u não. Nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng liệt dây thần kinh số 7.
U dây thần kinh thính giác hoặc gọi với tên là u dây thần kinh tiền đình ở ốc tai và u dây thần kinh số 8. Tuy nhiên, nó là một loại u lành tính, gây ảnh hưởng đến chức năng của tai và đè lên các dây thần kinh khác tương tự như dây số 7.
2.2 Liệt Bell hay còn gọi là liệt dây thần kinh VII ngoại biên
Nguyên nhân chiếm khoảng 60 đến 70% các ca liệt dây thần kinh VII ngoại biên là do virus Herpes Simplex gây nên. Các virus này sẽ ngủ yên ở mô dây thần kinh và gặp điều kiện thích hợp sẽ hoạt động trở lại. Việc này gây ra hiện tượng sưng tấy dây thần kinh số 7.
Việc thay đổi không khí đột ngột cũng có thể khiến các cơ mặt bị co rút, chèn ép sau đó sưng lên, kẹt lại trong hốc xương mặt. Cũng là tác nhân gây nên triệu chứng tê liệt và yếu cơ vùng mặt.
Ngoài ra còn có một số bệnh khác do viêm nhiễm. Chẳng hạn như viêm màng não, viêm tai cấp và mãn tính, viêm xương đá, viêm tuyến mang tai.
U não hình thành ở cầu não, góc cầu tiểu não, nền sọ, màng não… vì thế nó sẽ chèn ép vào dây thần kinh số 7 gây nên hiện tượng tê liệt.
3. Dấu hiệu nhận biết
3.1 Dây thần kinh VII trung ương bị liệt
Biểu hiện của liệt dây thần kinh VII trung ương là liệt 1/4 dưới của khuôn mặt và không có dấu hiệu Charles – Bell. Thường bệnh nhân bị liệt như vậy sẽ chảy nước mắt, nước bọt, thính giác và cảm giác của 1/3 lưỡi trước bình thường.
3.2 Liệt Bell hay liệt dây thần kinh VII ngoại biên
Bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đó thường có các triệu chứng. Ví dụ như chảy nước dãi do miệng tiết ra nhiều không thể kiểm soát; Nhạy cảm với tiếng ồn hoặc đau ở hàm hoặc sau tai. Một số bệnh nhân khác có thể bị giảm thính lực, không nghe rõ, xuất hiện mụn nước hay ban đỏ trong ngoài tai. Cùng hiện tượng giảm vị giác do lưỡi bị tê liệt, cảm giác đau đầu cũng sẽ xuất hiện.
Người mắc bệnh thời gian đầu còn gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc trên gương mặt. Hoặc bị hạn chế trong việc kiểm soát như mắt không thể nhắm hoặc miệng không thể cười. Nặng hơn có một số bệnh nhân bị liệt một phần của khuôn mặt và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
4. Mức độ nguy hiểm khi liệt dây thần kinh số 7
4.1 Các biến chứng về mắt
Biến chứng về mắt là một trong những biến chứng đầu tiên của bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7. Biểu hiện là việc bệnh nhân mắt nhắm không kín và các rối loạn về tuyến lệ sẽ kéo theo tình trạng viêm, loét, nhiễm trùng. Điều này có có thể làm viêm kết mạc, viêm giác mạc do không được vệ sinh mắt do bụi trong không khí. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn là loét giác mạc gây tổn thương và giảm thị lực của người bệnh.
4.2 Bệnh nhân bị liệt mặt
Chức năng của dây thần kinh số 7 là kiểm soát các cơ trên mặt do đó khi bị mắc sẽ gặp khó khăn khi biểu cảm, cười, nói… Nếu không phát hiện sớm các triệu chứng ban đầu, bệnh nhân có nguy cơ bị liệt một phần mặt không thể phục hồi lại được.
4.3 Hội chứng tiết nước mắt (nước mắt cá sấu)
Hội chứng tiết nước mắt không kiểm soát của bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7. Bệnh nhân bất giác chảy nước mắt trong khi ăn do các dây thần kinh tái tạo sẽ liên kết tuyến lệ của mắt với các cơ của miệng.
5. Thời gian bao lâu có thể chữa khỏi
Phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn của bệnh và việc phát hiện có sớm hay không mới xác định được thời gian chữa trị. Nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời bệnh sẽ khỏi sau từ 3 đến 4 tuần. Tuy nhiên trường hợp bệnh đã tiến triển đến mức mặt bị méo, miệng bị lệch, mắt nhắm bị hở… thì khả năng chữa trị hoàn toàn rất thấp.
6. Liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa trị dứt điểm
Liệt dây thần kinh số 7 hoàn toàn chữa khỏi nếu bệnh nhân phát hiện mắc trong giai đoạn đầu với các biến chứng nhẹ. Trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, khả năng kiểm soát thấp tỷ lệ phần trăm chữa khỏi là không cao. Các bác sĩ sẽ kết hợp kết hợp giữa việc điều trị nội khoa và ngoại khoa
6.1 Tiến hành điều trị nội khoa
Các y bác sĩ sẽ được sử dụng thuốc để điều trị cho người bị liệt mặt ngoại biên. Corticoid liều cao thường được sử dụng cứ khoảng 1 mg Prednisolon trên 1 kg cân nặng. Trước khi sử dụng, người bệnh phải xét nghiệm để loại bỏ hết các trường hợp chống chỉ định. Chẳng hạn như đái tháo đường, loét dạ dày, rối loạn tâm thần, loét tá tràng…
Đối với những trường hợp nhiễm virus, đau sau tai và có triệu chứng rối loạn cảm giác mặt sẽ được kê một số thuốc chống virus. Cavinton, Nootropil, Vincamin, Fonzylane… là các loại thuốc giãn mạch, tăng biến dạng hồng cầu
H5000, Neurobion, Methycobal là nhóm thuốc bảo vệ dây thần kinh. Nivalin và Paralysis là thuốc tăng dẫn truyền thần kinh. Alton – CMP, Nucleo – CMP Forte là thuốc kích thích nhằm tái tạo bao Myelin. Eckhart Q10, Tocopherol và vitamin E… là như thuốc kháng gốc tự do thường thấy trong đơn của bác sĩ.
Các biện pháp y học cổ truyền như điện châm vào các huyệt Ế phong, Tình minh, Đồng tử liêu, Ty trúc không, Nhân trung,Toản trúc, Dương bạch, Thừa khớp, Giáp xa, Nghinh hương, Địa thương, Thừa tương ở bên liệt… Hoặc các phương pháp huyệt toàn thân như Phong trì, Hợp cốc ở bên đối diện. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành châm cứu hay bấm huyệt cần tránh gây kích thích quá mức. Điều đó có thể làm co cứng cơ mặt. Không điều trị kích thích nữa khi đã có dấu hiệu phục hồi.
Ngoài ra còn có một số biện pháp vật lý trị liệu giúp phục hồi lại cảm giác vùng mặt. Như biện pháp điện di Nivalin, sóng ngắn, điện xung dòng xung kích thích, hồng ngoại, xoa bóp.
6.2 Điều trị ngoại khoa cho bệnh nhân
Nhằm xác định nguyên nhân gây nên chứng liệt dây thần kinh số 7 các bác sĩ tiến hành mổ. Tuy nhiên nó chỉ áp dụng cho các trường hợp u não,áp xe não nhằm loại bỏ khối u, có máu tụ, hoặc khối máu đang chèn ép lên dây thần kinh. Với những bệnh nhân thuộc trường hợp liệt do viêm tai cấp hoặc mạn tính, chỉ định mổ sẽ được đưa ra sau 4 đến 5 tuần điều trị bảo tồn đối với những người không có dấu hiệu phục hồi.
Trong trường hợp liệt sau mổ tai, sẽ tiến hành kiểm tra ống Fallop. Nếu có dấu hiệu thay đổi sẽ tiến hành mổ. Còn không có sự thay đổi, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa trong 4 tuần. Và không có dấu hiệu hồi phục thì sẽ chỉ định mổ.
7. Cách phòng bệnh
7.1 Chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh
Thường xuyên tập thể dục, thể thao để nâng cao thể trạng và cung cấp thêm nhiều oxy cho các tế bào. Ngoài ra, việc luyện tập còn giúp máu huyết lưu thông, giảm nguy cơ tắc mạch máu dẫn đến liệt.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn uống đủ chất, đặc biệt các loại rau xanh, hoa quả từ nguồn sạch, đảm bảo. Bởi đây là nguồn vitamin tự nhiên rất đa dạng và lành mạnh. Ngoài ra tiến hành bổ sung vitamin C cho cơ thể thông qua các chế phẩm, hoặc qua đường ăn uống. Điều này giúp tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng. Và giúp cho cơ thể dẻo dai hơn, chống lại được sự tấn công của các vi khuẩn và virus gây nên căn bệnh liệt dây thần kinh số 7.
7.2 Cân bằng nhiệt độ của cơ thể
7.2.1 Vào mùa hè
Mọi người không sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp so với môi trường bên ngoài. Điều này giúp cho bạn tránh tình trạng bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến dây thần kinh. Cần cho cơ thể tự cân bằng nhiệt độ trong 1 khoảng thời gian. Trong quá trình dùng quạt, không nên để luồng gió trực tiếp vào mặt, vào các vùng yếu trên cơ thể như gáy.
7.2.2 Thời tiết mùa đông
Vào tiết trời mùa đông nên tắm nước nóng và ở trong phòng kín gió. Điều này giúp bạn tránh khí lạnh từ bên ngoài xâm nhập. Nên hạn chế ra ngoài vào buổi đêm vì khi đó nhiệt độ giảm sâu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Chú ý giữ ấm cơ thể bằng cách quàng khăn, đeo khẩu trang, găng tay, tất… khi đi ra ngoài đường. Khi ngủ dậy có thể ngồi yên trên giường 1 lúc để cơ thể thích nghi sau đó mới đứng dậy và ra ngoài.
Có thể thấy căn bệnh liệt dây thần kinh số 7 có ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh. Nó làm mất đi sự tự tin thậm chí nghiêm trọng hơn là trầm cẩm. Do đó, để ngăn chặn cũng như chữa trị dứt điểm nếu không may bị mắc. Bạn cần phải có chế độ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Thường xuyên theo dõi cơ thể để phát hiện các dấu hiệu ở trên đến ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
Bình luận