Khi bạn có chứng chỉ tiếng Anh có giá trị, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong học tập, du học và việc làm. Nhưng bạn chưa biết phải chọn thi chứng chỉ tiếng Anh nào để phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
Vietgle.vn sẽ tổng hợp cho bạn những thông tin về 5 chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.
Nội dung chính
1. Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP
VSTEP là từ viết tắt của tiếng Anh Vietnamese Standardized Test of English Proficiency là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ (NLNN) 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1,C2). Do Bộ giáo dục và đào tạo của nước ta ban hành và trực tiếp quản lý.
Chứng chỉ tiếng Anh này dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên từ mức trung học cơ sở, trung học phổ thông và tới trường đại học.
Chứng chỉ tiếng Anh quốc gia sẽ được chia ra 3 mức độ: Elementary level (trình độ cơ bản), Intermediate level (trình độ trung cấp) và Advanced level (trình độ cao cấp).
Cụ thể hơn chúng ta sẽ có 6 mức chứng chỉ từ A1 là trình độ thấp A2, B1, B2, C1 và C2 là trình độ cao nhất. Trình độ này cũng được chia khá giống chứng chỉ tiếng Anh chứng chỉ tiếng Anh CEFR (viết tắt của Common European Framework of Reference For Language.
Nhưng chứng chỉ này không giới hạn thời gian sử dụng nhưng nó chỉ có giá trị sử dụng trong nước và chưa được quốc tế công nhận. Hiện nay chủ yếu chứng chỉ tiếng Anh VSTEP được sử dụng như là điều kiện bắt buộc phải có chứng chỉ từ B1 đến B2 để có thể tốt nghiệp những trường cao đẳng, đại học không chuyên tiếng Anh.
Đây cũng là một trong những yêu cầu lựa chọn tuyển sinh vào các bậc thạc sĩ, tiến sĩ dựa theo quy chế đào tạo sau Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tính đến nay có 12 trường đại học được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép tổ chức kì thi VSTEP:
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học CầnThơ
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Hà Nội
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Văn Lang
- Đại học Vinh
2. Chứng chỉ tiếng Anh CEFR
Chứng chỉ tiếng Anh CEFR (Common European Framework of Reference For Language) là khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu.
Khi mới được thành lập chứng chỉ tiếng Anh CEFR được sử dụng tại châu Âu CEFR là một thang đánh giá của châu Âu và được thiết kế riêng biệt để áp dụng cho mọi ngôn ngữ châu Âu, vì vậy nó có thể được sử dụng để mô tả các kỹ năng tiếng Anh, tiếng Đức hoặc tiếng Estonia của bạn (nếu bạn biết chúng).
Cho tới hiện nay chứng chỉ CEFR đã được công nhận và sử dụng trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam Chính phủ phê duyệt CEFR như tài liệu tham khảo chuẩn ngoại ngữ theo đề án quốc gia, mở đường cho khả năng chứng chỉ CEFR trở thành chuẩn chung cho cả nước.
Chứng chỉ tiếng Anh CEFR được chia ra thành 6 bậc tương ứng với 6 trình độ khác nhau
- A1: Căn bản (Tốt nghiệp đối với tiểu học)
- A2: Trình độ sơ cấp (Tốt nghiệp câp II)
- B1: Trình độ trung cấp (Tốt nghiệp cấp 3, đại học cao đẳng không chuyên)
- B2: Trình độ trung cao cấp (Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ)
- C1: Cao cấp (Tốt nghiệp đại học chuyên ngữ)
- C2: Mức độ thành thạo.
Hiện tại Viện Khoa học Quản lý Giáo dục – (IEMS) là tổ chức giáo dục đầu tiên tại Việt Nam được ủy quyền độc quyền của Bright online LLC Academy nhằm thực hiện các công tác ôn luyện, khảo thí tiếng Anh Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR).
3. Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC
TOEIC là kỳ thi tiếng Anh quốc tế (viết tắt của cụm từ Test of English for International Communication – Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế).
Bài thi TOEIC kiểm tra trình độ tiếng Anh của một người (người không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ), từ đó xác định được khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường chuyên nghiệp của người kiểm tra.
Chính vì vậy thường chứng chỉ TOEIC sẽ dành cho những người đi làm và một số trường đại học sử dụng để là điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp.
Kết quả của chứng chỉ TOEIC sẽ phản ánh kỹ năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong những lĩnh vực chuyên ngành ví dụ như thương mại, dịch vụ hoặc du lịch. Nên thường khi đi làm tại công ty nước ngoài nhân viên thường được chủ yếu được yêu cầu có chứng chỉ TOEIC.
Có 2 kỳ thi TOEIC tùy theo yêu cầu công việc của bạn đó là thi TOEIC 2 kỹ năng (TOEIC reading và TOEIC listening) và TOEIC 4 kỹ năng (reading, listening, speaking, writing). Chứng chỉ TOEIC có giá trị sử dụng trong 2 năm.
Bạn có thể sử dụng để xin du học (hãy cân nhắc vì chỉ một số nước chấp nhnp chứng chỉ TOEIC 4 kỹ năng) hoặc bạn có thể sử dụng đi kèm hồ sơ xin việc, sẽ có những công ty ưu tiên những người ứng tuyển có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
Trung tâm IIG Việt Nam là nơi mà được công nhận cung cấp chứng chỉ TOEIC có bản quyền. Sau khi thi xong, bạn sẽ nhận được một tờ giấy có ghi kết quả thi, nếu bạn cần quy đổi thành chứng chỉ TOEIC bạn sẽ phải đóng thêm 1 khoản phí theo quy định của trung tâm.
Thang điểm của chứng chỉ TOEIC sẽ được tính từ thang điểm 100 đến 900 và được cơ bản thành 5 trình độ trong khả năng giao tiếp tiếng Anh.
- TOEIC 100 – 300 điểm: Trình độ cơ bản. Khả năng giao tiếp tiếng Anh kém.
- TOEIC 300 – 450 điểm: Có khả năng hiểu & giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình. Là yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp các trường nghề, cử nhân các trường Cao đẳng (hệ đào tạo 3 năm).
- TOEIC 450 – 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá. Là yêu cầu chung đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ đào tạo 4-5 năm; nhân viên, trưởng nhóm tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
- TOEIC 650 – 850 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu đối với cấp trưởng phòng, quản lý điều hành cao cấp, giám đốc trong môi trường làm việc quốc tế.
- TOEIC 850 – 990 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Sử dụng gần như người bản ngữ dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ.
Điều đặc biệt của chứng chỉ TOEIC so với những chứng chỉ tiếng Anh khác đó là chứng chỉ này có 5 màu tượng trưng cho 5 trình độ với mức điểm khác nhau:
- Màu cam: từ 10 đến 215 điểm
- Màu nâu: từ 220 đến 445 điểm
- Màu xanh lá cây: từ 470 đến 725 điểm
- Màu xanh da trời: từ 730 đến 855 điểm
- Màu vàng: từ 860 đến 990 điểm
4. Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL
TOEFL (Test of English as a Foreign Language) là bài kiểm tra Tiếng Anh của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) nhằm đánh giá trình độ Anh ngữ của những người sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.
TOEFL ITP là bài thi học thuật đánh giá khả năng của học viên với trình độ từ trung cấp đến cao cấp. Khác với chứng chỉ TOEIC, chứng chỉ TOEFL thường sẽ có giá trị hơn vị nó sử dụng chủ yếu để đánh giá tiếng Anh chuyên ngành. Đặc biệt hơn là ở Úc sử dụng chứng chỉ TOEFL để lấy thẻ xanh để định cư tại Úc.
Và đặc biệt bạn hãy lưu ý rằng đề thi TOEFL được xem là khá khó và nó thường xuyên được thay đổi qua các năm. Nó được cập nhật thường xuyên bởi EST. Nội dung thi TOEFL sẽ chủ yếu là việc sử dụng tiếng Anh ở đại học và cao học nên sẽ có nhiều từ vựng theo chuyên ngành.
Chắc chắn trước khi dự thi bạn cần chuẩn bị kiến thức vững không chỉ về tiếng Anh mà còn về những chuyên ngành đặc biệt.
Trung tâm IIG cũng là nơi được cấp quyền tổ chức thi và cấp bằng TOEFL và bạn có thể lựa chọn 2 hình thức thi online và offline. Nếu bạn đăng kí thi online thì bạn phải truy cập vào website ETS.org để đăng kí dự thi.
Còn nếu bạn đăng kí thi offline thì các bạn phải đến các trung tâm nơi IIG cấp phép để có thể đăng kí. Nếu muốn được cấp chứng chỉ TOEFL bạn vẫn phải đóng thêm 1 khoản phí ngoài phí dự thi theo quy định của trung tâm.
Thang điểm cho một bài thi TOEFL iBT là 0 – 120 điểm. Mỗi phần: Nghe, Nói, Đọc, Viết có thang điểm từ 0 – 30 điểm. Tổng điểm của cả bốn phần sẽ là điểm của bài thi. Đầu tiên, phần Nói sẽ có thang điểm 0 – 4 điểm, phần Viết có thang điểm 0 – 5 điểm. Sau đó sẽ được chuyển qua thang điểm 0 – 30 điểm để tính tổng điểm cho bài thi.
5. Chứng chỉ tiếng Anh IELTS
IELTS được viết tắt từ International English Language Testing System, có nghĩa là Hệ thống kiểm tra Anh ngữ Quốc tế.
IELTS là một hệ thống kiểm tra An Ngữ quốc tế, nó kiểm tra mức độ thông thạo và được chấp nhận cho mục đích làm việc, học tập và di trú. Bài thi IELTS được tạo ra với mục đích chính là đánh giá khả năng ngôn ngữ của những người học và làm việc tại những nơi mà tiếng Anh là ngôn ngữ chủ yếu dùng để giao tiếp.
IELTS gồm 2 dạng bài, khi đi đăng ký dự thi IELTS tại trung tâm bạn có thể chọn được dạng bài thi muốn tham gia
- IELTS Academic: Kỳ thi này thường dành cho những người muốn theo học ở bậc đại học hoặc các hình thức đào tạo sau đại học.
- IELTS General: Những bạn có mục đích đi du học, định cư, tìm việc tại nước ngoài sẽ chọn hình thức thi này.
Tại Việt Nam hiện nay chỉ có 2 trung tâm chính là IDP Education Vietnam và British Council – Hội đồng Anh được cấp phép tổ chức kỳ thi IELTS. Thường 3 đến 4 tháng sẽ có kỳ thi lấy bằng chứng chỉ IELTS nên nếu bạn đang có dự định thì hãy nghiên cứu kỹ thời gian tổ chức thi và chuẩn bị cho mình một kế hoạch ôn thi hợp lí.
Thang điểm IELTS được đánh giá trên một thang điểm 9 cấp. Mỗi một mức điểm điểm ứng với từng trình độ khác nhau, trong đó có tính đến điểm 0.5 (Ví dụ như 6.5 hay 7.5). Một thang điểm 9 cấp độ được miêu tả gồm có:
- Band 9.0: Đã hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ với một sự phù hợp, chính xác, lưu loát và thông hiểu hoàn toàn đầy đủ
- Band 8.0: Hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ đôi khi mắc những lỗi như không chính xác, không phù hợp nhưng lỗi này chưa thành hệ thống. Trong những tình huống không quen thuộc có thể sẽ không hiểu. Sử dụng tốt với những chủ đề tranh luận phức tạp, tinh vi.
- Band 7.0: Nắm vững ngôn ngữ, nhưng đôi khi có những sự không chính xác, không phù hợp, không hiểu trong một số tình huống. Nói chung là sử dụng tốt ngôn ngữ phức tạp và hiểu những lí lẽ tinh vi.
- Band 6.0: Sử dụng ngôn ngữ tương đối hiệu quả tuy có những chỗ không chính xác, không phù hợp, không hiểu. Có thể sử dụng và hiểu tốt ngôn ngữ phức tạp, đặc biệt là trong những tình huống quen thuộc.
- Band 5.0: Sử dụng được một phần ngôn ngữ, nắm được nghĩa tổng quát trong phần lớn các tình huống, dù thường xuyên mắc lỗi. Có thể sử dụng ngôn ngữ trong những lĩnh vực riêng quen thuộc của mình.
- Band 4.0: Có sự thành thạo cơ bản bị hạn chế trong những tình huống quen thuộc. Thường có khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ phức tạp.
- Band 3.0: Có thể nói và hiểu trong những tình huống rất quen thuộc. Thường thất bại trong giao tiếp.
- Band 2.0: Không có những giao tiếp thực sự ngoại trừ những thông tin cơ bản nhất với những từ ngữ riêng lẻ hoặc những cú pháp ngắn trong tình huống thông thường để đạt được mục đích tức thời. Khó khăn lớn trong việc nói và viết tiếng Anh.
- Band 1.0: Hoàn toàn không có khả năng sử dụng tiếng Anh ngoài vài từ riêng lẻ.
Hy vọng những thông tin về chứng chỉ tiếng Anh tại Việt Nam các bạn đã có thể chọn ra được chứng chỉ phù hợp với mục đích học tập và làm việc của bản thân. Hãy ôn luyện thật tốt trước khi bước vào kỳ thi quan trọng nhé!
Bình luận