Bệnh tiểu đường những năm gần đây đang có dấu hiệu tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Hầu hết đều bắt nguồn từ việc phát hiện muộn do đó không được điều trị kịp thời ảnh hưởng đến tính mạng. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cách phát hiện bệnh tiểu đường, đừng bỏ lỡ nhé!
Nội dung chính
1. Làm sao để phát hiện bệnh tiểu đường
1.1. Dựa trên triệu chứng của bệnh đái tháo đường
Sự thiếu hụt hay hoạt động kém hiệu quả của hoocmon insulin dẫn đến lượng đường trong máu ở mức báo động của bệnh tiểu đường. Nếu phát hiện muộn khiến cho tình trạng bệnh kéo dài chuyển biến với những biến chứng liên quan đến tim, thận, gan, mắt và nhiều biến chứng khác.
Để có thể điều trị kịp thời, người bệnh luôn lắng nghe và theo dõi tình trạng cơ thể nếu xuất hiện các hiện tượng bất thường. Chẳng hạn như khát nước liên tục, giảm cân nhanh, vết thương khó lành, tiểu nhiều lần… Đây là cách nhận biết nhanh chóng mặc dù biểu hiện của bệnh tiểu đường khá dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác.Tuy nhiên mọi người cũng không được bỏ lơ các dấu hiệu nhận biết trên.
1.2. Tiến hành xét nghiệm máu
Phát hiện tiểu đường dựa trên kết quả xét nghiệm máu có được không thì câu trả lời là có. Đây là cách thông dụng hơn để phát hiện bệnh tiểu đường. Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra bằng máy đo đường huyết hoặc đến các cơ sở y tế tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm HbA1c máu, xét nghiệm dung nạp glucose đường uống…
Với cách phát hiện bệnh này, bạn sẽ cần đầu tư thiết bị chuyên môn hoặc chấp nhận chi trả thời gian và tiền bạc để thăm khám tại bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Mặc dù đắt đỏ nhưng bạn nhận được kết quả chính xác và tin cậy cao hơn hẳn so với chỉ nhận biết qua các biểu hiện.
2. Các triệu chứng cơ bản của bệnh tiểu đường
2.1. Cơ thể ở trạng thái thiếu nước
Triệu chứng nhận biết người bị tiểu đường là luôn cảm thấy khát nước hơn bình thường. Lý do vì lượng đường trong máu tăng cao, thận cần nước hơn để lọc bớt đường ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bạn luôn trong trạng thái khát nước và đi tiểu nhiều hơn trong ngày.
2.2. Giảm cân đột ngột
Bạn nên nghĩ ngay đến trường hợp bị mắc bệnh tiểu đường nếu cơ thể giảm cân đột ngột và bất thường. Việc rối loạn chuyển hóa đường trong máu khiến cơ thể phải sử dụng năng lượng để nuôi tế bào dẫn đến trọng lượng cơ thể giảm sút nhanh chóng.
2.3. Trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ
Lượng đường tăng vọt trong máu do không thể tổng hợp năng lượng từ thức ăn. Điều này sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, cáu gắt và mất ngủ, thức giấc đột ngột.
2.4. Cảm thấy đói
Người mắc bệnh tiểu đường mặc dù được ăn uống đầy đủ nhưng lúc nào cũng cảm thấy đói vì các tế bào không nhận đủ năng lượng cần thiết. Lượng đường trong máu dư thừa cùng với việc liên tục cảm thấy đói nên người bệnh tiếp thêm đồ ăn vào cơ thể khiến chỉ số đường huyết càng tăng cao.
2.5. Các vết thương khó lành
Tình trạng vết thương lâu lành cũng chính là dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường. Chẳng hạn bạn bị thương và chảy máu, vết thương ở vùng da đó rất lâu lành, dễ thâm tím và lở loét. Bởi khi mắc bệnh, các mạch máu dễ bị tổn thương và khó lưu thông máu nên vết thương rất lâu được chữa lành.
2.6. Khả năng miễn dịch thấp
Đường huyết tăng cao dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Vì thế những người bị tiểu đường có sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng hơn bình thường.
2.7. Một số triệu chứng khác
Ngoài một số triệu chứng trên, bạn vẫn nên lưu ý thêm các dấu hiệu khác như vết thâm nám bất thường, dễ mắc cảm cúm, cảm lạnh, thị lực suy giảm, cảm thấy ngứa hoặc đau tay chân…
Nếu phát hiện các triệu chứng trên thường xuyên xảy ra, bạn cần lập tức đến bác sĩ để thăm khám kịp thời phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường. Cũng như nắm bắt được các dấu hiệu đề phòng phát sinh biến chứng không đáng có.
3. Phát hiện sớm bệnh tiểu đường bằng cách nào
3.1. Tiến hành xét nghiệm nước tiểu
Nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường sao phải tiến hành xét nghiệm nước tiểu? Trên thực tế, tùy vào tình trạng của sức khỏe các bác sĩ sẽ có nhiều loại xét nghiệm tiểu đường khác nhau trong đó có xét nghiệm nước tiểu.
Bởi glucose chỉ xuất hiện khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ không tồn tại trong nước tiểu. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu cơ sở để bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu. Tuy phương pháp này không mang lại kết luận chính xác nhưng với cách thực hiện đơn giản chi phí rẻ thì đây là một xét nghiệm đáng tham khảo trong trường hợp chưa thể tiến hành các xét nghiệm khác.
3.2. Kiểm tra đường huyết bằng cách xét nghiệm
Đo đường huyết, hay chính là đo lượng glucose có trong máu chính là cách phát hiện thứ hai. Việc xét nghiệm này với người bình thường, chỉ số đường huyết sẽ nằm trong khoảng từ 80 đến 110 mg. Nếu lượng đường trong máu từ 120mg trở lên thì khả năng bạn bị tiểu đường là rất cao.
Đo đường huyết có thể thực hiện đo lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 tiếng), đo sau ăn 2 tiếng, đo ngẫu nhiên… Mỗi kiểu đo sẽ có mục đích riêng phản ánh lượng glucose tại thời điểm đo. Do đó việc xét nghiệm đường huyết cần được thực hiện nhiều lần để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Ngoài việc dõi thường xuyên diễn biến của bệnh nếu có, các gia đình có thể lựa chọn các loại máy đo đường huyết tại nhà. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
3.3. Tiến hành xét nghiệm HbA1C
Đây là phương pháp có độ chính xác cao nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường cũng như kiểm tra diễn biến bệnh. Thông qua xét nghiệm, các bác sĩ biết được mức đường huyết trung bình trong nhiều tuần, thậm chí là 2-3 tháng. Nếu chỉ số HbA1C từ 8% trở lên tức đường huyết có sự dao động rất lớn phải thay đổi phương pháp điều trị.
Hy vọng với bài viết này, bạn đã trang bị được thêm cho mình về cách phát hiện sớm bệnh tiểu đường. Ngoài ra, khi có những nghi ngờ về bệnh, bạn có thể đến cơ sở uy tín để tiến hành thực hiện các xét nghiệm tầm soát tiểu đường để được tư vấn và điều trị tốt nhất.
Bình luận