Hoành thánh không còn xa lạ với nhiều bạn, đặc biệt là các tín đồ ẩm thực Trung Hoa. Để làm nên món hoành thánh thì ngoài nhân, thành phần không thể thiếu là vỏ bánh. Vỏ hoành thánh được bày bán khá nhiều bên ngoài như trong siêu thị, chợ, hàng quán,… Nhưng để giữ được độ tươi ngon thì nhiều khi đồ mua sẵn không đáp ứng được. Nên hôm nay, Vietgle sẽ hướng dẫn bạn cách làm vỏ hoành thánh tại nhà cực đơn giản nhé!
Nội dung chính
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bột mì: 300 gram
- Trứng gà: 3 quả
- Nước lọc
- Bột ngô hoặc bột mì
- Bột nghê
- Muối: 2 gram
2. Các bước thực hiện
Bước 1: Trộn bột bánh
- Chuẩn bị một tô lớn đựng đủ ba quả trứng gà. Đập trứng ra tô, tách lấy cả lòng đỏ lẫn lòng trắng trứng. Tiếp theo dùng đũa hoặc muỗng khuấy tan.
- Rây bột mì vào một tô lớn, rồi cho thêm ¼ thìa bột nghệ vào để có màu vàng đặc trưng (nếu ở nhà không có bột nghệ có thể bỏ qua nguyên liệu này). Cho tiếp một thìa muối vào rồi trộn đều.
- Tiếp đến đổ hỗn hợp trứng vào trong tô đựng bột mì. Dùng thìa hoặc đũa khuấy đều hỗn hợp từ trong ra ngoài, thao tác nhẹ nhàng để tránh dây bột ra ngoài.
Bước 2: Nhào bột
- Đổ bột ra mặt phẳng sạch rồi bắt đầu nhồi bột. Vừa nhào vừa gom bột thành khối, phải nhào và ấn mạnh tay để khối bột được mềm và có độ đàn hồi tốt.
- Đem bột đã được nhào thành khối tròn để trong tô sạch. Dùng màng bọc thực phẩm để ủ bột trong vòng 30 phút đến 1 tiếng.
Bước 3: Làm vỏ bánh
- Rây bột bắp hoặc bột mì lên mặt phẳng sạch. Lấy bột đã được nghỉ đủ ra rồi chia bột thành ba phần bằng nhau.
- Lần lượt lấy từng phần bột nhỏ, dùng chày cán thật mỏng. Khi cán nên rắc ít bột mì để dễ cán bột hơn. Nếu nhà bạn nào đã có sẵn máy cán bột thì chỉ cần phần bột nhỏ vào là máy sẽ tự động cán mỏng bột bánh cho bạn.
- Dùng khuôn cắt bột thành từng miếng hoành thánh vuông, kích thước tùy theo sở thích. Xếp từng lá hoành thánh chồng lên nhau, giữa các lát bột cần phủ một lớp bột mì để chống dính.
Bước 4: Bảo quản
- Nếu bạn làm một lượng vỏ bánh hoành thánh đủ dùng một bữa ăn thì nên dùng liền hoặc để tạm trong tô có bọc màng bọc thực phẩm.
- Nếu bạn chưa sử dụng ngay thì nên cho vào hộp kín hoặc túi nilon. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tuần hoặc ngăn đá tầm 1- 2 tháng bạn nhé.
3. Một số lưu ý
- Khi trộn thấy hỗn hợp còn bị khô quá thì nên cho thêm một ít nước vào. Tránh không cho ào ạt một lần quá nhiều nước sẽ dễ khiến hỗn hợp bị nhão. Cách tốt nhất là thêm từng chút một, thêm tới đâu khuấy đều tới đấy. Khi nào thấy hỗn hợp vừa đủ độ ẩm, mềm mịn là tốt nhất.
- Khi nhồi nên xoa một ít bột mì vào tay để nhào bột đỡ bị dính.
- Vỏ hoành thánh để lâu sẽ bị khô, khi làm bánh dễ vỡ, nát, khi nấu lên mất đi vị ngon vốn có. Vậy nên khuyến khích các bạn làm một lượng vừa đủ dùng để đảm bảo hương vị.
Vỏ hoành thánh bọc bên ngoài phần nhân, sẵn sàng cho nhiều món ăn hấp dẫn như mì hoành thánh, sủi cảo, hoành thánh chiên,.. Nghe thôi đã thấy thật cuốn hút vị giác phải không nào? Hi vọng sau khi Vietgle chia sẻ cách làm vỏ hoành thánh, chị em nội trợ sẽ thực hiện thành công món này ngay nhé!
Bình luận