Chăm sóc sức khỏe răng miệng là thói quen mà mỗi bậc phụ huynh nên rèn cho con em mình ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, có một số bậc phụ huynh cho rằng răng sữa sẽ được thay thế nên phớt lờ không chăm sóc. Điều này hoàn toàn sai lệch và dẫn đến nhiều hậu quả. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để xem răng sữa bị sâu có nên trám không nhé!
Nội dung chính
1. Răng sữa của trẻ bị sâu có nên trám không
1.1. Tác hại nếu không trám răng sữa khi bị sâu
Răng sữa của trẻ rất nhạy cảm, do đó khi bị sâu nếu không được trám kịp thời vùng hư tổn sẽ lan rộng, trẻ sẽ bị đau, nhức, khó chịu, ê buốt và ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống. Răng sâu cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc, mất ngủ, kén ăn và tụt cân,… đồng thời gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, việc trẻ không thể nhai nuốt sẽ làm suy giảm chức năng của xương hàm, trẻ thường xuyên mắc các vấn đề về viêm lợi, tủy,… dẫn đến nổi hạch, sốt cao, nhiễm trùng,… Răng sâu nếu không được trám lâu ngày sẽ bị hỏng hoàn toàn không thể hồi phục, phải nhổ bỏ, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển hàm, răng về sau.
1.2. Trám răng sữa bị sâu cho trẻ có lợi gì?
Nhiều bậc phụ huynh ngày nay đang quan ngại liệu có nên trám răng cho trẻ hay không. Cùng tham khảo những lợi ích sau đây để có câu trả lời cho chính mình nhé!
Trám răng là phương pháp tốt nhất ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng của vùng sâu răng. Răng sữa của trẻ nếu được phát hiện sớm có thể giữ được răng trên hàm, không bị ảnh hưởng, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hệ tiêu hóa phát triển và hoàn thiện. Trám răng được coi là biện pháp tốt nhất giữ gìn răng miệng cho đến khi trẻ được thay răng mới, là tiền đề tốt, hạn chế việc mọc lệch, mọc lẫy, xô hàm khi trẻ thay răng.
1.3. Răng sữa bị sâu: Nên trám hay nhổ sẽ tốt hơn
Dựa theo vào độ tuổi và tình trạng của trẻ mà các bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra biện pháp nhổ hay trám thích hợp. Bất kì khi nào nếu thấy có dấu hiệu răng sữa của trẻ bị sâu, các bậc phụ huynh nên đưa con đến gặp nha sĩ kiểm tra và trám bù để có thể giữ gìn và có biện pháp xử lí tốt nhất cho răng của trẻ.
Răng sữa sẽ giúp định hướng mọc cho răng sau khi thay nên các nha sĩ khuyến cáo không nên nhổ răng sữa quá sớm. Chỉ nên nhổ bỏ răng sữa khi đã đến giai đoạn thay răng ở trẻ hoặc răng bị sâu quá nặng và không thể trám lại được.
Giữa trám và nhổ răng thì trám được đánh giá là phương pháp an toàn đem lại nhiều lợi ích hơn đối với trẻ. Việc nhổ răng chỉ được diễn ra khi cần thiết và có sự tư vấn của các nha sĩ.
2. Quy trình trám răng sữa bị sâu cho bé gồm các bước nào
2.1. Thăm khám tư vấn
Bước đầu tiên cần thực hiện trong quy trình khám răng cho trẻ là kiểm tra tình trạng sức khỏe của răng, mức độ sâu và ảnh hưởng đến các răng khác. Đây là bước quan trọng để nắm được tình trạng của răng và có các biện pháp phù hợp. Một số trường hợp răng của trẻ sẽ được yêu cầu chụp X-Quang để kiểm tra mức độ ảnh hưởng và có tác động đến xương hàm và tủy hay chưa. Các nha sĩ sẽ được vào tình hình cụ thể để đưa ra tư vấn cũng như phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp trẻ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nhiễm, các bác sĩ sẽ có thể điều trị dứt điểm riêng rồi mới đi đến quá trình trám răng.
2.2. Vệ sinh và xử lý sạch vùng răng sâu
Sau khi xác định rõ tình trạng sức khỏe răng của từng trẻ và có những phương hướng điều trị thích hợp, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên khoa loại bỏ các vết sâu trên răng trẻ để đảm bảo chúng không làm ảnh hưởng đến các vùng khác. Trẻ sẽ được làm sạch bên trong miệng bằng nước muối để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn đang tích tụ.
Trường hợp trẻ bị sâu quá nghiêm trọng, ăn sâu vào tủy thì nha sĩ phải tiến hành loại bỏ tủy răng bị hỏng trước khi trám.
2.3. Quá trình trám răng sâu
Trước khi trám, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ là đế cao su để cách ly các mô mềm khỏi chiếc răng sâu, giúp không gây đau nhức, ảnh hưởng đến chúng. Sau đó sẽ dùng dung dịch axit photphoric nồng độ 30 – 40% dạng gel bôi lên về mặt răng để vật liệu trám bám vào bề mặt răng tốt hơn.
Tiến hành trám răng, các nha sĩ sẽ dùng vật liệu trám vào phần răng bị hư hỏng để lấp đầy, sau đó tạo hình cho chiếc răng để tạo tính thẩm mĩ, không gây cộm, vướng khi trẻ nhai thức ăn. Phần nhiên liệu trám sẽ được ánh sáng laser chiếu vào làm đông cứng lại, dính chặt với răng gốc nhờ nguyên lí quang trùng hợp. Các nha sĩ sẽ tháo để cao su, kiểm tra lại khớp cắn để đảm bảo trẻ thoải mái khi nhai.
3. Các lưu ý khi trám răng sữa bị sâu cho bé
3.1. Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín
Tuy răng sữa sẽ được thay bằng răng mới nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hàm của trẻ sau này. Các bậc phụ huynh cần cân nhắc trong việc chăm sóc răng của trẻ, lựa chọn những địa điểm nha khoa uy tín để răng của con em mình phát triển tốt về sau, tránh chủ quan gây nhiều rủi ro sau này. Có rất nhiều trẻ đi khám răng nhưng do kinh nghiệm và tay nghề của nha sĩ chưa tốt gây chảy máu nhiều, viêm lợi,… gây ảnh hưởng không tốt cho tâm lý của trẻ.
3.2. Các việc cần làm để chăm sóc tốt răng sữa cho bé sau khi trám
Trẻ còn nhỏ chưa ý thức được việc chăm sóc cho mình nên phụ huynh cần tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ sáng sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ buổi tối bằng loại bàn chải đánh răng mềm, thích hợp với độ tuổi của bé. Sau khi ăn, uống xong, trẻ cần uống nước lọc để hạn chế phần thực phẩm bám trên răng. Phụ huynh lưu ý không nên để trẻ ăn bánh kẹo, đồ ngọt trước khi đi ngủ mà không vệ sinh răng miệng; cần cho trẻ đến nha sĩ định kì để kiểm tra tình trạng của răng, của vết trám để có sự can thiệp kịp thời.
3.3. Trám răng sữa cho bé chi phí bao nhiêu
Hiện nay, chi phí trám răng sữa cho bé không phải vấn đề lớn đáng lo ngại và có nhiều phòng khám cung cấp dịch vụ này. Chi phí sẽ phụ thuộc vào mỗi chiếc răng cần can thiệp và vật liệu dùng trám răng. Chi phí cho việc trám răng cho bé bằng vật liệu thông thường sẽ khoảng 100.000đ, 150.000đ, cao cấp hơn sẽ khoảng 200.000đ, 300.000đ và 350.000đ… Nó không quá đắt và phù hợp với túi tiền của mẹ. Vì thế, bạn hãy chăm sóc con yêu của bạn từ những điều đơn giản mà ý nghĩa này trước nhé.
4. Ngăn ngừa sâu răng cho trẻ như thế nào?
4.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách cho trẻ
Như đã nói, các bậc phụ huynh nên tạo thói quen chăm sóc răng cho trẻ từ nhỏ, cụ thể là khi trẻ mọc răng. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng trước khi đi ngủ mỗi tối, sau khi thức dậy buổi sáng, kết hợp kem đánh răng dùng riêng cho trẻ và nước súc miệng để đảm bảo răng được chăm sóc toàn diện. Sau khi ăn uống, đừng quên cho trẻ súc miệng để loại bỏ thức ăn bám trên răng và trong khoang miệng.
4.2. Trám răng phòng ngừa cho trẻ
Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu mọc răng hàm, các hố rãnh xuất hiện trên bề mặt răng là nơi dễ bị tấn công, các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến của nha sĩ để có biện pháp trám răng, đề phòng kịp thời. Những che khuất răng ở góc chết, bàn chải không thể với đến được hoặc những phần răng mới chớm sâu cần phải xử lý, làm sạch và trám lại kịp thời tránh lây lan sang những chiếc răng lành khác.
4.3. Hạn chế ăn các thực phẩm gây sâu răng
Bánh, kẹo, nước ngọt, bim bim, đồ ngọt…. luôn là những món ăn vặt ưa thích của trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh cần hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này và tuyệt đối không cho trẻ ăn trước khi đi ngủ mà không đánh răng. Các loại đồ ăn nói trên không chỉ tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ mà còn tăng nguy cơ gây các nhóm bệnh khác như béo phì, tiểu đường,.. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không cần cấm triệt để mà chỉ cho phép trẻ ăn có kiểm soát và vào những thời điểm thích hợp. Như chúng ta biết, đồ ngọt là thủ phạm chính gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ, vì thế, việc hạn chế các thực phẩm này là rất cần thiết.
4.4. Điều trị ngay khi trẻ có vết sâu trên răng
Bất kì dấu hiệu bất thường nào của răng trẻ cần phải theo dõi và xử lý kịp thời. Khi răng trẻ bắt đầu có dấu hiệu sâu, mòn do acid thực phẩm tồn dư trong miệng, đừng chần chừ băn khoăn giữa việc trám hay không, việc các phụ huynh cần làm trước hết là đưa trẻ đi khám nha sĩ. Cha mẹ có thể lên kế hoạch trước và chọn mua voucher khám răng chuyên nghiệp, có nha sĩ giỏi nhiều kinh nghiệm ngay trên website của V1000. Hiện nay có rất nhiều cơ sở uy tín, dịch vụ tốt với giá cả ưu đãi sẵn sàng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng của con bạn.
Răng sữa dù sẽ được thay đi bằng răng vĩnh viễn tuy nhiên các bạn không nên vì thế mà chủ quan tình trạng sức khỏe răng miệng ở trẻ. Tìm hiểu về vai trò của nó bạn sẽ thấy răng sữa rất quan trọng, cần được chú ý, chăm sóc và điều trị khi bị sâu và bảo vệ răng trẻ tốt sau này. Hãy nhớ chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt kể từ khi mới nhú và cho trẻ đi khám nha sĩ định kỳ nhé!
Vấn đề răng lợi khiến cho các bé thật sự khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của các con. Vì thế, cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng răng lợi không tốt, mẹ hãy nhắc và hướng dẫn con đánh răng mỗi ngày để bảo vệ răng mình.
Bình luận