Các vấn đề liên quan phụ khoa của phái nữ có tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sức khỏe mà các bạn cần quan tâm. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt cũng là một triệu chứng mà bạn cần chú trọng. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến bạn rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt mà các bạn có thể tham khảo.
Nội dung chính
1. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là gì (PMDD) có nguy hiểm không ?
Hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt hay có tên gọi là PMDD là một trong các dạng rối loạn cảm xúc mang tính chu kỳ ở phụ nữ do hoóc môn của cơ thể gây ra, và được xem là một dạng bệnh tiền kinh nguyệt (PMS) khá là nghiêm trọng, nó có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của phụ nữ. Theo một nghiên cứu được đăng trên American Journal of Psychiatry (Tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ) đã cho hay có đến 85% phụ nữ trải qua PMS1, nhưng chỉ có khoảng 5% được chẩn đoán mắc phải PMDD nên bạn cần lưu ý. Hội chứng này có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong quãng tuổi sinh đẻ của người phụ nữ, dù thời gian khởi phát trung bình của bệnh là vào năm 26 tuổi nên cần thận trọng.
Giống với hội chứng của PMS thì các triệu chứng của PMDD thường xuất hiện vào cuối giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt (sau khi rụng trứng) và kết thúc khi bắt đầu có kinh nguyệt nên bạn cần để ý hai giai đoạn này. Trong khi các nghiên cứu cho thấy rõ rằng phần lớn các phụ nữ thường mắc PMS trong suốt quãng thời gian trước khi hành kinh, bệnh lại không gây ra tình trạng kiệt sức lâm sàng một cách rõ rệt nên khó để nhận biết, hay tác động đến các chức năng cơ thể nào cả. Tuy nhiên đối với PMDD thì sẽ có các triệu chứng liên quan đến PMS, đặc biệt là về tâm thần người mắc hội chứng sẽ thường nghiêm trọng hơn. Những triệu chứng về tâm thần có thể kể đến như mắc một số bệnh trầm cảm hay có những suy nghĩ tự tử, lo âu và trở nên cáu kỉnh, căng thẳng.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh này
Các nhà nghiên cứu về cơ thể con người hiện vẫn đang tìm hiểu để xác định nguyên nhân thật sự gây ra PMDD, dù đã có một số ý kiến cho rằng những người phụ nữ mắc bệnh thường nhạy cảm hơn với sự biến động của nồng độ estrogen và progesterone, yếu tố gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng này.
3. Những yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh này ?
• Môi trường tác động: Nếu như có quá nhiều căng thẳng, hay có một số tiền sử mắc phải tổn thương liên quan đến những người khác, thời tiết thay đổi đột ngột giao mùa là những yếu tố thuộc về môi trường dẫn đến khả năng mắc phải hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.
• Di truyền mà có: Dù vẫn chưa được nghiên cứu và xác định rõ, nhưng nhìn chung cho thấy những khả năng trải qua các triệu chứng của bệnh do di truyền vào khoảng 50%.
• Các yếu tố phụ khác làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Theo DSM-5 cho thấy đa số những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai ít mắc bệnh hơn so với những ai không sử dụng thuốc.
4. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh
Bên cạnh các triệu chứng chủ yếu liên quan đến cảm xúc và tình trạng lo âu thì ta có thể thấy rõ bệnh còn có những biểu hiện cả về thể chất lẫn hành vi. Bạn cần lưu ý rằng sẽ không có đủ cơ sở chính xác để chẩn đoán bệnh nếu chỉ xuất hiện những triệu chứng về thể chất và hành vi, mà không có những bất thường rõ rệt trong cảm xúc và mức độ lo âu.
Dưới đây là những triệu chứng của bệnh thường gặp bạn có thể tham khảo :
- Tâm trạng không ổn định thất thường liên tục.
- Thường xuyên cáu kỉnh, tức giận, vô cớ.
- Luôn có cảm giác suy sụp, tuyệt vọng, tự ti.
- Luôn cảm thấy bất an lo âu, căng thẳng.
- Có các biểu hiện giảm ham muốn tham gia vào các hoạt động thường nhật.
- Khó tập trung trong mọi công việc.
- Thiếu hụt năng lượng cơ thể một cách rõ rệt làm gì cũng không có sức sống.
- Thay đổi trong thói quen ăn uống đột xuất
- Giấc ngủ có sự thay đổi ngủ quá mức, hoặc mất ngủ.
- Có cảm giác bất lực, không thể kiểm soát bản thân muốn làm gì
- Có các triệu chứng về thể chất khiến toàn thân ê mỏi như đau, sưng bầu ngực, đau cơ, khớp, cảm giác đầy hơi, tăng cân.
5. Chẩn đoán khi mắc bệnh
Bác sĩ lâm sàng phải xác định rõ một cách chính xác tuyệt đối các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải không chỉ đơn thuần là dấu hiệu trở nên trầm trọng của một dạng rối loạn khác, như trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, hoặc do lạm dụng chất kích thích và một số bệnh lý khác.
6. Sự khác biệt giữa PMS và PMDD là gì?
Hội chúng của PMS sẽ ít nghiêm trọng hơn so với hội chứng của PMDD, thường sẽ không khiến cho bệnh nhân không thể sinh hoạt một cách bình thường mà luôn cảm thấy khó chịu. Đồng thời các triệu chứng của bệnh biểu hiện không quá tồi tệ so với mức độ thật sự của chúng nên bạn cũng không cần quá lo lắng nhưng cũng không nên quá chủ quan.
7. Mắc đồng thời nhiều chứng bệnh
Ngay cả khi bệnh nhân không được yêu cầu chẩn đoán có mắc bệnh PMDD hay không ? Do chỉ có vài triệu chứng nghiêm trọng của một dạng rối loạn tâm thần khác xảy ra gần với khoảng thời gian hành kinh, PMDD bởi lúc đến tháng cơ thể chúng ta có các biểu hiện khác lúc bình thường. Thì vẫn có thể được cân nhắc đến bên cạnh việc chẩn đoán chứng rối loạn tâm thần nếu như các triệu chứng của PMDD ở bệnh nhân thể hiện sự khác biệt rõ rệt hơn so với các triệu chứng của chứng rối loạn tâm thần hiện hữu bình thường.
8. Điều trị PMDD
8.1. Sử dụng thuốc
Hiện nay nhóm thuốc chống trầm cảm có tên thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) đang thường được áp dụng với các trường hợp mắc bệnh PMDD. Sertraline, fluoxetine, hay paroxetine hydrochloride đã được FDA chấp thuận cũng có thể được sử dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng do PMDD gây ra.
Hơn nữa hiện tại có một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn có hiệu quả tốt trong điều trị các hiện tượng đau ngực, đau cơ, chuột rút, nhức đầu mà bạn có thể dùng thử. Ibuprofen, naproxen, hoặc aspirin cũng đã được bác sỹ khuyến nghị được sử dụng để nhằm giảm bớt các triệu chứng về thể chất.
8.2. Thuốc tránh thai
Vào năm 2010, FDA đã chấp thuận cho việc sử dụng các loại thuốc tránh thai có chứa drospirenone và ethinyl estradiol trong điều trị PMDD. Do vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ, hoặc chuyên gia phụ sản trong việc xác định loại thuốc tránh thai có (nhãn hiệu Beyaz) để xem có phù hợp với sức khỏe của bạn hay không để sử dụng, và có tác dụng trong điều trị bệnh hay không hay có các tác dụng khác gì không.
8.3. Tâm lý trị liệu
Khi có các dấu hiệu mắc bệnh bạn không nên chịu đựng một mình với căn bệnh trầm cảm nghiêm trọng và tình trạng lo âu mà mình đang gặp phải. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một trong những phương pháp điều trị tâm thần được cấu trúc hóa, định hướng hành động cho bệnh nhân nhằm có thể giúp họ tập trung vào việc kết nối suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân với nhau. Liệu pháp này đã đạt hiệu quả rất cao trong việc điều trị rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm sau sinh giúp người bệnh đối phó tốt hơn với các triệu chứng về thể chất như các cơn đau thường hay gặp.
8.4. Phẫu thuật
Trong trường hợp không thể sử dụng thuốc thì có thể cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng nhưng đây sẽ là một quyết định vô cùng khó khăn. Bởi về cả những vấn đề tâm lý cũng như sự an toàn. Do vậy, để có thể quyết định lựa chọn thực hiện phẫu thuật là vô cùng phức tạp, có độ rủi ro cao, và cũng là sự đấu tranh về tâm lý của mỗi người, phương pháp này cũng chỉ nên áp dụng khi đây là biện pháp sau cùng để điều trị bệnh.
8.5. Các phương pháp điều trị thay thế
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thiền tĩnh tâm có tác dụng làm giảm tình trạng lo âu, trầm cảm cũng như các cơn đau – những triệu chứng điển hình của PMDD bởi tâm lý con người rất quan trọng. BẠn có thể tắm với nước ấm, sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ trong thời gian hành kinh cũng có hiệu quả trong điều trị các cơn chuột rút do kỳ kinh gây ra giúp bạn đỡ căng thẳng áp lực hơn.
9. Nguồn lực hỗ trợ
Khi có các dấu hiệu mắc phải PMDD, bạn nên cần đến gặp các bác sĩ ngay lập tức, chuyên gia sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán và điều trị một cách nhanh chóng.
Như vậy trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn về căn bệnh rối loạn kinh nguyệt PMDD có thể gặp ở phụ nữ. Hy vọng với chia sẻ này của chúng tôi các bạn có thể chẩn đoán bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị bệnh lý phù hợp.
Bình luận