IMF là gì? Quy định và vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế (2024)

Quỹ tiền tệ quốc tế là một phần đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tài chính toàn cầu. Vậy IMF là gì? để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vietgle.vn để có câu trả lời chính xác.

IMF là gì?

IMF là tên viết tắt của quỹ tiền tệ Quốc tế, đây là tổ chức quốc tế giám sát các hệ thống tài chính toàn cầu bằng việc theo dõi tỷ giá hối đoái cùng cán cân thanh toán, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật, giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. 

IMF được mô tả như một tổ chức của 189 quốc gia làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu và thiết lập tài chính an toàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm và gia tăng kinh tế cũng như giảm bớt đói nghèo.

Cơ cấu tổ chức của IMF

IMF có cơ cấu tổ chức gồm những bộ phận chính sau:

  • Hội đồng thống đốc
  • Các ủy ban Bộ trưởng
  • Ban Giám đốc điều hành
Quỹ tiền tệ Quốc tế
Quỹ tiền tệ Quốc tế

Lịch sử hình thành của IMF

IMF thành lập vào tháng 7/1944 trong Hội nghị Bretton Woods của Liên hợp quốc ở Hoa Kỳ. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu đi vào hoạt động, hưởng quy chế chuyên môn của Liên hợp quốc. Vào ngày 8/5/1947 tiến hành cho vay khoản đầu tiên.

IMF xây dựng quỹ tài chính thông qua phí thành viên, gọi là hạn ngạch. Mỗi quốc gia thành viên sẽ trả tiền cho một hạn ngạch theo quy mô kinh tế của quốc gia đó, vì thế các nền kinh tế lớn sẽ phải trả nhiều tiền hơn. 

Như vậy, nguồn vốn chủ yếu của quỹ là do những nước thành viên đóng góp. IMF đã tạo ra một hạn mức cho vay cùng hạn mức đóng góp của nước thành viên. Tổng phiếu biểu quyết của mỗi nước tùy vào mức độ đóng góp của nước đó cho IMF.

Trải qua thời kỳ biến chuyển về nền kinh tế cũng như hệ thống tiền tệ thế giới, IMF cố gắng phát triển hoạt động theo hai hướng là đấu tranh chống các biện pháp hạn chế, phân biệt đối xử và ổn định tỷ giá hối đoái.

Hiện IMF có 189 thành viên và đây là con số lớn gấp nhiều lần so với 44 thành viên khi IMF mới được thành lập. Về nguồn vốn thì năm 2019, IMF hiện có 1.000 tỷ USD tổng các nguồn vốn cho vay.

Có thể thấy IMF hiện nay đang là một tổ chức lớn mạnh, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. 

IMF là một tổ chức quốc tế lớn mạnh
IMF là một tổ chức quốc tế lớn mạnh

Chức năng cùng nhiệm vụ của IMF

Nhiệm vụ chính của IMF là bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế và thanh toán quốc tế cho phép quốc gia và công dân của họ được giao dịch với nhau.

IMF hỗ trợ các nước thành viên qua 3 chức năng chính sau đây: 

  • Giám sát: IMF giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu và nước thành viên, tư vấn về chính sách kinh tế cho nước thành viên. 
  • Hỗ trợ tài chính: IMF cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn hạn và trung hạn cho nước thành viên khi họ gặp khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán.
  • Phát triển năng lực: IMF trợ giúp kỹ thuật cho nước thành viên để cải thiện khả năng điều hành kinh tế.
Người đứng đầu Quỹ tiền tệ Quốc Tế
Người đứng đầu Quỹ tiền tệ Quốc Tế

Các loại tín dụng của IMF

IMF là tổ chức được thành lập với mục đích nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu. Thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và thúc đẩy việc làm, gia tăng kinh tế cao và giảm đói nghèo.

Từ đó, IMF đã đưa ra các loại tín dụng nhằm hỗ trợ các nước thành viên đối với việc phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:

Tín dụng thông thường: 

  • Mức cho vay tối đa: 100%
  • Thời hạn vay: 3 – 5 năm
  • Thời gian ân hạn: 3 năm
  • Lãi suất: 5% – 7,5%/năm
  • Yêu cầu nước được vay cần phải có chương trình để điều chỉnh kinh tế ngắn hạn

Vốn vay bổ sung:

  • Mức vay: 100% – 350%
  • Thời hạn vay: 3 – 5 năm
  • Thời gian ân hạn: 3.5 năm
  • Lãi suất tính theo thị trường

Vay dự phòng:

  • Mức vay tối đa: 62,5% cổ phần
  • Thời hạn vay: 5 năm
  • Thời gian ân hạn: 3.5 năm
  • Lãi suất tính theo thị trường

Vay dài hạn:

  • Mức vay bằng: 140% 
  • Thời hạn vay: 10 năm
  • Thời gian ân hạn: 4 năm
  • Lãi suất: 6 – 7,5%/năm

Vay bù đắp thất thu xuất khẩu:

  • Mức vay tối đa bằng 100%
  • Thời hạn vay: 3 – 5 năm
  • Lãi suất: 5% – 7,5%/năm

Vay chuyển tiếp nền kinh tế:

  • Thời hạn vay: 5 năm
  • Thời gian ân hạn: 3,25 năm
  • Lãi suất tính theo lãi suất thị trường.

Các nước thành viên cũng có quyền vay hoặc quyền rút vốn đối với IMF. Có thể sử dụng quyền rút vốn, dự trữ quốc tế của mình để có thể tài trợ cho những khoản thâm hụt cán cân thanh toán. 

Đối với quyền rút vốn tại IMF, các nước cần đảm bảo:

Nếu gặp khó khăn đối với cán cân thanh toán thì có thể rút vốn. Tức mua tiền nước ngoài của IMF bằng tiền của nước mình với giới hạn bằng 125% hạn mức của mình, tại đó các nước có thể rút 25% đầu tiên nếu có nhu cầu. 

Khi muốn rút một hoặc cả bốn phần 25% còn lại, các nước thành viên phải thống nhất với IMF về một chương trình gồm những biện pháp xử lý thâm hụt về cán cân thanh toán của mình. 

Các nước thành viên cần phải hoàn trả phần rút vốn của mình trong thời gian từ 3 – 5 năm.

Liên quan tới quyền rút vốn của các nước, năm 1970, IMF tạo ra một tài sản dự trữ quốc tế là Quyền Rút vốn Đặc biệt để tăng thêm mức cung đối với phương tiện thanh toán quốc tế.

IMF đa dạng về các loại tín dụng
IMF đa dạng về các loại tín dụng

Vai trò của IMF đối với sự phát triển kinh tế

Trong hoạt động kinh tế nói chung cũng như tiền tệ nói riêng, thì IMF đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số vai trò chính của IMF:

  • IMF đóng vai trò phát triển công cụ để các nước đo lường, cải thiện và đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, gồm chính sách tài khóa và tiền tệ, đồng thời ổn định tài chính, giá cả và tiền tệ.
  • Thông qua đối thoại, tư vấn, nghiên cứu cũng như hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, thì IMF giúp tạo ra một cộng đồng toàn cầu những chuyên gia thực hành. 
  • IMF đóng vai trò là thúc đẩy hợp tác quốc tế qua một thiết chế thường trực với trách nhiệm cung cấp bộ máy tư vấn, cộng tác nhằm mục đích giải quyết những vấn đề tiền tệ quốc tế.
  • IMF tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế, góp phần vào việc thúc đẩy và duy trì việc làm ở mức cao cùng với thu nhập thực tế và phát triển nguồn lực sản xuất đối với tất cả các nước thành viên.
  • Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách trật tự các hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các nước thành viên. Tránh việc phá giá tiền tệ để gây cạnh tranh giữa các nước.
  • Hỗ trợ việc thành lập hệ thống thanh toán đa phương giữa những nước thành viên và xoá bỏ hạn chế về ngoại hối có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của mậu dịch quốc tế.
  • Bằng việc cung cấp những nguồn lực dự trữ của quỹ, tạo ra cơ hội cho các nước thành viên sữa chữa mất cân ở trong cán cân thanh toán quốc tế, đảm bảo an toàn, IMF đã tạo niềm tin cho nước thành viên.
  • IMF có vai trò quan trọng đối với việc rút ngắn thời gian và giảm mức độ cân bằng ở trong cán cân thanh toán của nước thành viên.

Kết luận

Những thông tin được Vietgle.vn chia sẻ ở bài viết trên giúp bạn đọc hiểu thêm về IMF là gì?  Các chức năng và nhiệm vụ chính của IMF cũng như vai trò đặc biệt của IMF đối với sự phát triển của ngành kinh tế.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Bạn chỉ mất 30 giây để gửi yêu cầu tư vấn. Vietgle.vn sẽ gọi lại để hỗ trợ ngay cho bạn !

1Bước 1: Chọn dịch vụ tư vấn

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

2Bước 2: Thông tin yêu cầu

3Bước 3: Cung cấp thông tin liên hệ

Gợi ý cho bạn

Bình luận

Bình luận