Trầm cảm là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay diễn ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi khác nhau. Căn bệnh này có nhiều dấu hiệu nhận biết khá mập mờ khiến bạn khó có thể nhận định đúng bệnh. Tuy nhiên liệu bệnh trầm cảm có chữa được không và điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây
Nội dung chính
1. Liệu rằng bệnh trầm cảm có chữa được không?
Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý do nhiều yếu tố xung quanh hay tự bản thân người bệnh gây ra do đó nếu thực sự tìm được nguyên nhân sâu xa gây bệnh trầm cảm là điều vô cùng quan trọng. Đồng thời bệnh trầm cảm có chữa được không còn dựa vào chính người bệnh quyết tâm điều trị kết hợp thăm khám bác sĩ chuyên khoa giỏi trong lĩnh vực tâm lý, tâm thần học để được tư vấn.
Việc trị liệu còn dựa vào sự quan tâm, hỗ trợ, động viên của những người thân, bạn bè xung quanh thì trầm cảm vẫn có thể hoàn toàn chữa khỏi được. Tuy nhiên đây là một quá trình kéo dài và cần phải có một liệu trình cụ thể mới có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lý này.
2. Thời gian điều trị bệnh trầm cảm bao lâu?
Tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố để xác định được thời gian để người bị bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi căn bệnh này. Trong đó yếu tố được cho là chủ yếu, có tính quyết định phụ thuộc vào mức độ của người bệnh, môi trường xung quanh và suy nghĩ của bản thân người đó.
Nếu chẳng may trong gia đình bạn có người thân đang mắc bệnh này thì bạn cần phải tìm hiểu ra nguyên nhân và tạo mọi điều kiện cũng như thiết lập môi trường tốt nhất. Điều này có ý nghĩa quan trọng để họ có thể tự mình thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này và hòa nhập với cuộc sống xung quanh mình.
3. Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm
3.1. Sự quan tâm, hỗ trợ từ người thân
Sau khi câu hỏi bệnh trầm cảm có chữa được không đã tìm được đáp án? Việc bạn cần làm sau đó chính là tìm hiểu những phương pháp để có thể chữa được căn bệnh này một cách tốt nhất. Sự hỗ trợ từ người thân xung quanh chính là phương pháp điều trị hiệu quả và quan trọng nhất đối với bệnh nhân trầm cảm.
Những người thân trong gia đình giống như một sợi dây kết nối với nhau, được xem là động lực để người trầm cảm có thể suy nghĩ mọi thứ xung quanh và cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người thân cần tạo cho người bị trầm cảm cảm thấy được sự quan tâm, yêu thương và luôn bên cạnh họ trong mọi trường hợp.
Dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra, hãy tạo cho người bệnh trầm cảm thấy gia đình vẫn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất của họ. Nếu không có sự quan tâm hỗ trợ đủ lớn, cần thiết và kịp thời của người thân thì có thể khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Hãy thường xuyên trò chuyện cùng họ, cùng nhau đi ăn các món ăn ngon hay làm những gì họ thích… Điều này để giải tỏa được những căng thẳng cũng như cảm giác bị bỏ rơi.
3.2. Tiến hành tâm lý trị liệu
Điều trị bằng tâm lý là điều vô cùng cần thiết đối với những người bị trầm cảm cũng là phương pháp hữu hiệu. Đơn giản vì hiện tại tâm lý và suy nghĩ của họ đang bị vấn đề và tổn thương do đó cần tiến hành điều chỉnh tâm lý, cần được vỗ về và cần tìm được những thứ tốt đẹp hơn để kích thích não bộ suy nghĩ tích cực hơn.
Việc điều trị tâm lý cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa tâm lý và thần kinh học bạn đừng nhầm lẫn với việc người thân gia đình trò chuyện, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh nhé. Do đó, nếu gia đình bạn có người thân đang bị trầm cảm thì nên cho họ tìm gặp đến bác sĩ tâm lý để điều trị.
3.3. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc cũng là phương pháp điều trị giúp lo lắng bệnh trầm cảm có chữa được không? Đây được coi là phương pháp giúp nhiều người hiện nay được vơi bớt phần nào. Trong từng giai đoạn bệnh trầm cảm khác nhau,nếu người bệnh phát hiện sớm và thăm khám sẽ được điều trị bằng những thuốc điều trị thần kinh đặc trị.
Tác dụng của các loại thuốc này giúp làm giảm sự căng thẳng của thần kinh và giúp họ cảm thấy tinh thần mình tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải kết hợp cả việc sử dụng thuốc và điều trị tâm lý cùng sự quan hỗ trợ hết mình từ người thân của họ… Có như vậy, hiệu quả điều trị tâm lý sẽ đạt kết quả tốt nhất, chóng thoát khỏi căn bệnh trầm cảm.
3.4. Rèn luyện thể dục thể thao
Việc người trầm cảm thường xuyên hoạt động thể chất như là tập thể dục sẽ giúp thúc đẩy sản sinh endorphin trong cơ thể, cũng như các chất dẫn truyền thần kinh.
Những chất này sẽ có tác dụng cực kỳ thần diệu trong việc cản thiện tâm trạng và tác động đến hệ thần kinh giúp người bệnh suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn.
Hằng ngày người bệnh chỉ cầm tập các động tác nhẹ nhàng hay tham gia chạy bộ cùng người thân và gia đình trong những không gian thoáng mát và có không khí trong lành. Hoặc người thân hãy cùng người bệnh đăng ký tập luyện yoga bài bản, chuyên nghiệp có huấn luyện viên cũng có tác động rất tích cực cho người bị trầm cảm.
4. Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm
4.1. Không nên làm việc quá sức
Ngoài việc các bạn nắm được những cách để chữa trị căn bệnh này thì bạn cũng cần phải quan tâm những điều cần tránh trong quá trình trị bệnh. Lưu ý đầu tiên người bị bệnh trầm cảm cần hết sức tránh là không cố gắng làm việc hay làm quá nhiều việc.
Bởi nếu làm việc quá sức sẽ làm cho não bộ hoạt động hết công suất, dễ gây căng thẳng. Bên cạnh đó ngoài áp lực về công việc nhiều thì áp lực tinh thần từ sếp, đồng nghiệp sẽ làm bạn thêm phần mệt mỏi. Do đó, khi bị trầm cảm thì bạn không nên cố gắng không nên làm việc quá sức mà hãy chọn công việc nhẹ nhàng và đừng để bị áp lực hay stress nhiều.
Tạo được sự cân bằng giữa công việc với sự nghỉ ngơi, cuộc sống riêng tư cho mình. Hoặc có thể sử dụng các cách như: book tour du lịch vi vu những chân trời, miền đất mới cùng hội bạn thân, anh chị em họ hàng hay chọn cho mình một resort chất lượng, phù hợp để có không gian nghỉ dưỡng tốt nhất,…
4.2. Không nên có suy nghĩ ỷ lại vào bệnh trầm cảm của bản thân
Tiếp đó bạn không nên có suy nghĩ ỷ lại vào căn bệnh trầm cảm của bản thân mà mọi thứ diễn ra trong cuộc sống của bạn cũng mệt mỏi theo. Thay vì ỷ lại hãy cố gắng tự tìm cách để thoát khỏi những rắc rối của chính mình, hãy đủ mạnh mẽ, kiên cường để tự bản thân có thể vượt qua tất cả.
Hãy suy nghĩ tích cực bởi thực chất mọi thứ trong cuộc sống này còn nhiều điều tốt đẹp hãy tiếp tục sống để khám phá chúng. Do đó hãy bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực của bản thân mà làm ảnh hưởng đến người khác.
4.3. Tránh đưa ra các suy nghĩ và quyết định có ảnh hưởng đến tương lai
Người bị trầm cảm cũng phải tự tìm cách giải quyết và nếu có khó khăn hãy tìm sự giúp đỡ của người thân và bạn bè thay vì tự mình đưa ra những suy nghĩ hay những quyết định của tương lai. Vì có thể những suy nghĩ và quyết định này có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chính họ và những người xung quanh.
4.4. Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn
Bệnh trầm cảm có chữa được không còn tùy thuộc vào cách sống và sinh hoạt của bản thân người đó. Với người bị bệnh trầm cảm, họ không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích. Bởi nó sẽ làm cho não bộ của họ thêm tồi tệ mà thôi hoặc đôi khi với những chất xúc tác này sẽ làm họ đưa ra quyết định tự sát một cách nhanh chóng hơn. Do đó, để bảo vệ những người bị trầm cảm tuyệt đối để họ tránh xa không được sử dụng những sản phẩm này. Hãy bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe để có năng lượng tích cực tham gia các hoạt động tránh bị trầm cảm.
4.5. Không nghỉ việc
Nếu không làm việc không tạo được sự bận rộn thì người trầm cảm sẽ suy nghĩ nhiều hơn, nhất là những suy nghĩ tiêu cực có điều kiện xâm chiếm đầu óc họ. Việc không đi làm và ở một mình sẽ vô cùng nguy hiểm với những người bị trầm cảm khiến ý đồ tự sát của họ càng tăng cao. Vì thế người bị trầm cảm không nên nghỉ việc và tuyệt đối không nên sống một mình.
4.6. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ
Người bị trầm cảm không tự ý bỏ thuốc hay không uống thuốc trong quá trình điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Điều này vô cùng nguy hiểm sẽ làm gián đoạn quá trình điều trị và làm cho bệnh thêm nặng hơn mà thôi.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn tháo gỡ được thắc mắc bệnh trầm cảm có chữa được không. Cuộc sống còn rất nhiều điều thú vị và nhiều người yêu thương, quan tâm bạn vì thế hãy lạc quan vui sống và suy nghĩ tích cực mỗi ngày để chặn mọi cánh cửa căn bệnh trầm cảm có thể tấn công và làm hại bạn nhé.
Bình luận