“Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3” Phú Thọ mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi thờ tự các vị vua Hùng. Du khách đến đây không chỉ được tham gia lễ hội đền Hùng mà còn được hòa mình vào không gian văn hóa và tham quan các di tích tuyệt đẹp nơi đây.
Nội dung chính
1. Đền Hùng được xây dựng tại đâu?
Đền Hùng là khu di tích lịch sử quốc gia, được xây dựng thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi thờ các vị vua Hùng có công dựng nước, nguồn cội của dân tộc Việt Nam. Phú Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, được bao quanh bởi hai dòng sông. Nơi đây sở hữu địa hình, đất đai trù phú và thịnh vượng thuận lợi để người dân an cư lạc nghiệp.
Đền Hùng tọa lạc ngay trung tâm, nằm trên núi Nghĩa Lĩnh với độ cao 175m so với mặt nước biển. Nơi thờ tự của các vua Hùng với địa thế tuyệt vời được bao bọc bởi thiên nhiên xanh mát, với các canh rừng nhiệt đới nguyên sơ nên nơi đây có khí hậu mát mẻ và thoáng đãng.
2. Ý nghĩa của lễ hội đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ được tổ chức hàng năm với mục đích để để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ tổ Hùng Vương đây là ngày lễ linh thiêng, trở thành truyền thông văn hóa lâu đời của dân tộc ta, và cao cả trong tâm thức của người dân Việt Nam.
2.1. Thời gian tổ chức lễ hội Đền Hùng
Bạn muốn đến Phú Thọ để tham gia lễ hội đền Hùng phải cân nhắc việc đến sớm hơn tắc đường. Mọi người khắp mọi miền tổ quốc đổ về đất tổ. Bởi lễ hội đền Hùng sẽ diễn ra từ ngày mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Và trong các ngày đó mùng 10 là ngày lễ hội, trên cả nước người lao động đều cũng sẽ được nghỉ lễ. Lễ hội Đền Hùng gồm: phần lễ và phần hội.
Phần lễ được tổ chức rất cầu kỳ và long trọng, người dân ở khắp nơi sẽ dâng lễ vật lên và khai lễ với trống đồng cổ. Chủ lễ sẽ là người điều khiển phần lễ, người dân và du khách có thể vào hành hương và dâng lễ trong đền thờ. Tiếp đến sẽ là phần hội, hội đền Hùng với các đám rước linh đình và các hoạt động văn hóa cực kỳ vui nhộn. Du khách đến đền Hùng sẽ được dâng hương tỏ lòng thành kính, vừa có thể hòa mình vào không gian văn hóa và lễ hội tuyệt vời nơi đây.
2.2. Lễ hội đền Hùng xưa và nay khác nhau ra sao
Lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ là phong tục tốt đẹp của người Việt ta từ bao nhiêu đời nay, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Đất tổ Phú Thọ là mảnh đất linh thiên, là nguồn cội của dân tộc Việt nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, lễ hội đền Hùng vẫn được duy trì và giữ được nét đẹp truyền thống và được tổ chức hằng năm.
Cuộc sống ngày càng hiện đại nhưng trong tâm thức của mỗi người đến ngày này vẫn luôn hướng về lễ hội đền Hùng. Đây là một nét đẹp truyền thống không thể thay đổi, luôn cuộn trào mỗi khi đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Các phong tục, lễ và hội ở đền Hùng vẫn tồn tại và lưu giữ từ thời này sang thời khác. Mỗi con người Việt luôn bảo tồn và giữ gìn lễ hội tốt đẹp và linh thiêng này của dân tộc. Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân cả nước đều hướng về đất tổ Phú Thọ nhằm tưởng nhớ công ơn dựng nước của các vua Hùng.
Lễ hội đền Hùng mang ý nghĩa lớn đối với mỗi người con đất Việt. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa truyền thống để tưởng niệm và nhớ ơn công dựng nước của vua Hùng. Hơn thế nữa, lễ hội còn giúp mỗi một người dân thấy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết được nguồn cội và thêm yêu đất nước và dân tộc này hơn.
3. Một số địa điểm du lịch đền Hùng Phú Thọ
Bên cạnh tham gia lễ hội đền Hùng du khách nên dành thời gian để ghé thăm các danh lam, thắng cảnh tại đây. Phú Thọ không chỉ là mảnh đất tổ mà còn là nơi hội tụ nhiều thắng cảnh đẹp mà du khách nên ghé thăm.
3.1. Chiêm ngưỡng cổng đền Hùng
Quần thể đầu tiên mà du khách khi đến đền Hùng có thể dễ dàng chiêm ngưỡng là cổng đền. Tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh, cổng đền Hùng được thiết kế theo dạng vòm cuốn, cao 8,5m, với 2 tầng và 8 mái. Với hình ảnh trang trí tượng trưng của vua chính là rồng và nghê được điêu khắc tỉ mẩn. Đặc biệt, điểm nhấn của cổng đền Hùng là hình ảnh hai võ sĩ cầm giáo và cầm rìu, mình mặc áo giáp ở hai bên cổng thành vô cùng uy nghiêm và hùng dũng.
3.2. Đền Hạ với lối kiến trúc mộc mạc
Được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII, đền được thiết kế theo kiểu chữ “nhị”. Đền Hạ gồm hai tòa tiền và hậu, kiến trúc đơn sơ, mộc mạc cùng họa tiết hai bên được phù điêu hình voi và ngựa rất đẹp mắt. Phần nóc của đền phẳng, lợp ngói mũi khá đơn giản. Có thể nói đền Hạ với lối kiến trúc khá mộc mạc song những chi tiết điêu khắc và kiến trúc vẫn toát lên nét cổ kính, uy nghiêm của một khu thờ tự tôn nghiêm.
3.3. Đền Trung
Đền Trung hay còn được gọi là Hùng Vương Tổ miếu được tạo dựng từ thời Lý – Trần. Trải qua thăng trầm lịch sử khu đền thờ này bị tàn phá và được phục dựng lại, hiện nay vẫn giữ được nét kiến trúc vốn có như phần cột kèo vững chắc, mái lợp ngói mũi mộc mạc. Theo sử sách lưu truyền đây là nơi mà vua Hùng thứ 6 nhường ngôi cho Lang Liêu, ông tổ trong truyền thuyết bánh chưng bánh dày. Nếu có cơ hội đến Đền Hùng Phú Thọ bạn đừng quên ghé thăm đền Trung.
3.4. Đền Thượng trên núi Nghĩa Linh
Đền Thượng được xây dựng trên đỉnh núi Nghĩa Linh, xưa kia các vua Hùng thường tổ chức các nghi lễ cầu khấn hy vọng mùa màng bội thu, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an. Trong sử sách lưu truyền xưa kia đền Thượng gắn với truyền thuyết về hạt lúa thần, phản ánh được khát vọng ấm no của của các vua Hùng. Đến đền Thượng du khách bên cạnh được chiêm ngưỡng kiến trúc mà còn được tìm hiểu về các câu chuyện lịch sử của khu di tích này.
3.5. Đền Giếng với kiến trúc chữ Công
Đền Giếng thuộc quần thể di tích đền Hùng Phú Thọ, được xây dựng vào thế kỷ XVIII. Đền cũng nằm trên núi Nghĩa Linh, có mặt hướng Đông Nam và xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ Công lạ mắt. Bên cạnh phần đền được xây dựng đẹp mắt mà ngay khi bước vào du khách được chiêm ngưỡng cổng đền Giếng với kiến trúc vô cùng độc đáo. Bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh quang và kiến trúc nơi đây. Tham gia lễ hội đền Hùng chắc chắn du khách phải một lần đến đền Giếng tham quan và tìm hiểu về công trình kiến trúc tuyệt đẹp này.
3.6. Lăng Vua Hùng cùng kiến trúc độc đáo
Đến đất tổ Hùng Vương chắc chắn không thể không đến tham quan lăng Hùng Vương. Tương truyền đây là lăng mộ của vua Hùng thứ 6 tạo lạc ở vị trí đẹp. Với địa thế của ngôi mô rất ấn tượng đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Bên cạnh đó lối kiến trúc vô cùng độc đáo, được xây dựng bằng đá vững chãi, được điêu khắc chữ lăng Hùng Vương.
Các họa tiết chạm khắc trên lăng mặc dù đơn giản nhưng rất cuốn hút và tinh tế. Điều này góp phần điểm tô cho khu lăng mộ nét uy nghiêm, cổ kính. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng kỹ càng hơn về nét đẹp kiến trúc cũng như điển tích và sử sách liên quan về khu di tích đặc biệt này.
3.7. Đền Mẫu Âu Cơ trên đỉnh Ốc Sơn
Đền Tổ mẫu Âu Cơ tọa lạc trên đỉnh Ốc Sơn là điểm đến tuyệt vời dành cho du khách muốn trải nghiệm và tìm hiểu lịch sử dân tộc.
Kiến trúc của đền mẫu Âu Cơ được xây dựng theo phong cách kiến trúc mộc mạc, theo lối cổ, các họa tiết điêu khắc cũng tuy nhìn đơn giản nhưng lại rất mềm mại và tinh tế. Đền tổ mẫu Âu Cơ nằm trong quần thể khu di tích đền Hùng gồm có thờ mẹ Âu Cơ và Lạc hầu và lạc Tướng. Không gian đền thờ ấm cúng, linh thiêng và uy nghiêm mang đến cho du khách cảm giác bí ẩn khi đến ngôi đền này tham quan.
Không chỉ lôi cuốn du khách bằng kiến trúc của khu đền chính mà cảnh quan và các công trình kiến trúc xung quanh đền cũng rất hài hòa và đẹp mắt. Điểm nhấn tuyệt đẹp của khu đền là bậc thang đá đi lên với 553 bậc rất đẹp. Bạn có thể book tour đến Đền Hùng – Mẫu Âu Cơ để thăm quan địa điểm linh thiêng nay nhé.
3.8. Chùa Thiên Quang linh thiêng
Chùa Thiên Quang là ngôi chùa linh thiêng tuyệt đẹp mà bạn không thể bỏ lỡ khi tới đây. Chùa xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc, vô cùng ấn tượng. Bên cạnh đó là lối kiến trúc cổ kính và vô cùng độc đáo toát lên vẽ uy nghiêm, cổ kính.
Kiến trúc chùa Thiên Quang là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, đến đây du khách được tận mắt chứng kiến sự kỳ công của người thiết kế và xây dựng. Không gian văn hóa tâm linh chùa Thiên Quang, du khách vừa được thăm viếng, vừa được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc tuyệt đẹp cùng không gian thanh tịnh nơi đây.
3.9. Cột Đá Thề
3.10. Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân
3.11. Núi Hùng
3.12. Bảo tàng Hùng Vương
Ngoài ra nhiều người khi về Phú Thọ bạn ghé thăm vườn quốc gia Xuân Sơn để khám phá cảnh thiên núi rừng hay các địa điểm du lịch mùa đông đẹp khó cưỡng như suối khoáng nước nóng Thanh Thủy.
Đền Hùng Phú Thọ là quần thể di tích lịch sử quốc gia, nếu du khách đi đúng vào dịp lễ lớn ngoài việc được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc đền đài và chùa chiền độc đáo thì còn được tham gia lễ hội đền Hùng. Tại đây bên cạnh việc dâng lễ của mọi người ở khắp nơi đổ về. Ban còn được hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nơi đây. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho những ai có kế hoạch đến Phú Thọ cho dịp lễ sắp tới trọn vẹn và ý nghĩa.
Bình luận